(Baonghean.vn) - Đồng bào Thái ở miền Tây Xứ Nghệ có rất nhiều món ăn ngon. Ngoài moọc, lạp, nhọc, cơm lam, cháo chuối….thì còn món canh húa sán ( ngọn lụi) rất độc đáo.

1. Theo chân anh Lô Văn Đức trú tại bản Cánh Tráp, Tam Thái, Tương Dương vào rừng tìm cây lụi ( húa sán). Anh Đức cho biết “ Món này được người dân vùng cao ưa thích nên có nhiều người đi lấy, người thì lấy về ăn, người lấy về bán nên giờ đi lấy phải vào rừng sâu ”. Ảnh: Đình Tuân
Lụi là một loài cây có thân nhỏ và mỏng, cao 3,4 m, tỏa nhánh từ gốc, tạo thành các lùm cây. Cây lụi thường mọc trong rừng, còn được người dân đưa về trồng làm cảnh. Ảnh: Đình Tuân
Theo chân anh Lô Văn Đức trú tại bản Cánh Tráp,  xã Tam Thái, Tương Dương vào rừng tìm cây lụi. Anh Đức cho biết “ Món canh húa sán (canh ngọn lụi) được người dân vùng cao ưa thích nên có nhiều người đi lấy, người thì lấy về ăn, người lấy về bán nên giờ đi lấy phải vào rừng sâu mới lấy được cây lụi ”. Người ta thì chỉ chọn cắt lấy phần ngọn để đưa về nấu canh. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi lấy ngọn lụi từ trong về thì phải bóc bỏ vỏ ngoài chỉ lấy lõi non phía trong. Ảnh: Đình Tuân
Ngọn lụi sau khi đã được làm sạch. Ảnh: Đình Tuân
Món canh húa sán gồm có ngọn lụi là nguyên liệu chính, được nấu kèm với lõi chuối rừng và nước xương lợn. Ngoài ra có thêm gia vị là lá lốt, rau dền. Ảnh: Đình Tuân
Bà Vi Thị Liên trú tại bản Cánh Tráp, xã Tam Thái cho hay: Món canh ngọn húa sán ăn rất mát, bổ. Đặc biệt món này còn là một vị thuốc giúp cho bà mẹ đang cho con bú có thêm nhiều sữa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Thái, lưu ý khi nấu cho người đang cho con bú không nên bỏ lá lốt và lõi cây chuối vì dễ gây nên tình trạng khô sữa mà nên thay lá lốt và lõi chuối bằng lá bù ngọt. Ảnh: Đình Tuân
Món canh này khi thưởng thức có vị ngọt của xương lợn, vị đắng húa sán, vị mát của lõi chuối rừng, vị thơm của lá lốt…Ảnh: Đình Tuân.
Hiện nay, ngọn lụi được bày bán nhiều ở các chợ vùng cao và rất "đắt khách". Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN