Theo đó, Nhóm này cho rằng việc Việt Nam bắt giữ Phạm Thị Đoan Trang là “tùy tiện”. Thêm nữa họ khoác cho Phạm Thị Đoan Trang cái áo “nhà báo tự do”, “nhà báo độc lập” rồi vu cáo rằng “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách trắng trợn” và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho đối tượng ngay lập tức và vô điều kiện. Hành động của UNWGAD là vô lối, trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Vi phạm pháp luật là rất rõ ràng

Phạm Thị Đoan Trang sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền nếp. Mặc dù được học hành đến nơi, đến chốn, nhưng do sống buông thả, vô tổ chức, thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thêm vào đó lại bị một số tổ chức, cá nhân phản động lưu vong móc nối, tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối nên Phạm Thị Đoan Trang đã trượt dài trên con đường tội lỗi.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TP Hà Nội, hành vi phạm tội của Phạm Thị Đoan Trang là không thể chối cãi.

image_4052504_3112021.png

Từ tháng 11/2017 đến tháng 12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung bóp méo, xuyên tạc sai sự thật nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm Thị Đoan Trang đã nhiều lần trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cụ thể hơn, Phạm Thị Đoan Trang cùng một số người đã lập ra trang tin điện tử “luatkhoa...”. Trang tin “luatkhoa…” đăng công khai trên mạng là bản tiếng Việt, trong đó chứa đựng nhiều nội dung thông tin bóp méo, xuyên tạc nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Kết quả điều tra của cơ quan an ninh cũng xác định rõ Phạm Thị Đoan Trang có 13 bài trả lời phỏng vấn có âm thanh, hình ảnh; 3 bài gồm ảnh chụp hoặc bài viết xuất bản trên các trang báo nước ngoài, với nhiều nội dung lệch lạc, bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất các sự việc, vấn đề ở Việt Nam.

Trước cơ quan chức năng, Phạm Thị Đoan Trang đã xác nhận mình là tác giả của “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và tình hình thực hiện quyền tín ngưỡng tôn giáo”. Phạm Thị Đoan Trang khai nhận “báo cáo” ấy do mình và một nhóm tác giả viết bằng tiếng Anh vào tháng 10/2017. Sau đó, Phạm Thị Đoan Trang dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang “luatkhoa...” vào tháng 11/2017.

Ngoài ra, Phạm Thị Đoan Trang còn tàng trữ các tài liệu như: "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam";... Kết luận của Viện KSND cho thấy, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Phạm Thị Đoan Trang còn có mối liên hệ mật thiết với nhiều tổ chức phản động lưu vong, đáng lưu ý như “Việt Tân”, “VOICE”…

Trước những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật rất rõ ràng của đối tượng, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Phạm Thị Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Viện KSND TP. Hà Nội cũng đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang và tiếp tục thực hiện các bước tố tụng để đưa ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Đối tượng Phạm Đoan Trang nghe đọc lệnh bắt giữ. Ảnh: CAND

Tự do trong khuôn khổ pháp luật

Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, nhằm điều chỉnh mọi hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng khung pháp luật cơ bản đầy đủ và đồng bộ. Trong quy trình xây dựng luật nói chung, Luật Báo chí, Luật An ninh mạng... nói riêng, Việt Nam đều nghiên cứu kỹ, nội luật hóa các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tổ chức thảo luận và lấy ý kiến dân chủ trong nhân dân. Hai yêu cầu cơ bản mà hệ thống pháp luật của Việt Nam, trong đó có các văn bản luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí,... luôn đáp ứng đó là: Phù hợp với thực tế lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc và tương thích với luật quốc tế.

Nhìn tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng đã đi vào cuộc sống góp phần rất quan trọng bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, giữ cho môi trường báo chí, không gian mạng của Việt Nam ngày càng an toàn, lành mạnh và hữu ích.

Mặt khác, cần phải hiểu và thống nhất nhận thức rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet... phải nằm trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải tự do vô tổ chức, vô hạn độ. Không chỉ ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều thiết lập hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet…phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Hệ thống pháp luật của Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Pháp luật Việt Nam không cho phép bất cứ công dân nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet và mạng xã hội để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, gây phương hại đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

Hành động vô lối không thể chấp nhận

Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Thị Đoan Trang là rất rõ ràng. Việc Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội đối với Phạm Thị Đoan Trang là đúng pháp luật.

Là công dân vi phạm pháp luật, Phạm Thị Đoan Trang phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật là lẽ đương nhiên. Điều ấy không chỉ ở Việt Nam mà mọi quốc gia trên thế giới đều tiến hành để giữ gìn kỷ cương, phép nước. Việt Nam không bao giờ tùy tiện áp dụng các biện pháp xử lý với công dân khi chưa có đủ cơ sở pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật. UNWGAD nói rằng Việt Nam bắt giữ Phạm Thị Đoan Trang một cách “tùy tiện” là hồ đồ, vô căn cứ.

Tổ chức "Phóng viên không biên giới" tô vẽ Phạm Thị Đoan Trang như là nhà báo độc lập, đấu tranh với tiêu cực để từ đó quy kết Việt Nam không có tự do báo chí. Ảnh: vtv.vn

Trước khi có các hành vi vi phạm pháp luật, Phạm Thị Đoan Trang là cộng tác viên, phóng viên của một số cơ quan báo chí nhưng đã bị xử lý kỷ luật và buộc thôi việc. Phạm Thị Đoan Trang không phải là nhà báo như UNWGAD nghĩ. Theo quy định của pháp luật, tại Việt Nam chỉ có phóng viên, nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí, truyền thông và sinh hoạt trong Hội Nhà báo Việt Nam. Ở Việt Nam không có “nhà báo tự do”, “nhà báo độc lập” hay “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” như một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động thường rêu rao. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi công dân dù là ai, làm nghề gì, ở vị trí nào nếu vi phạm pháp luật thì đều phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet và mạng xã hội. Trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mỗi người dân phải đặt lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, thể hiện rõ tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, vì sự trong sạch của môi trường báo chí, môi trường Internet và mạng xã hội; vì sự bình yên của xã hội và sự phát triển của đất nước. Việt Nam kiên quyết xử lý mọi hành vi đi ngược tinh thần đó, vi phạm các quy định của pháp luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet và mạng xã hội. Tại Việt Nam không có bất kỳ công dân nào bị xử lý khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet và mạng xã hội theo đúng pháp luật.

Việc UNWGAD và một số cơ quan truyền thông ở hải ngoại lu loa rằng, Việt Nam bắt giữ Phạm Thị Đoan Trang là “tùy tiện”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận một cách trắng trợn”... thực chất là chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để lấp liếm, bao che cho kẻ vi phạm pháp luật, chống phá Việt Nam. Hành vi kêu gọi chính quyền trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Phạm Thị Đoan Trang của UNWGAD và một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí ở hải ngoại là vô lối, trắng trợn can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ; trái với Công ước quốc tế và vi phạm pháp luật Việt Nam./.