Dân tộc Thái các huyện miền Tây Nghệ An cư trú tại 8 huyện trung du và miền núi, thuộc 2 tuyến đường: tuyến đường 7 và quốc lộ 48 bao gồm: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và một bộ phận cư trú tại xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu), Thanh Chương và huyện Nghĩa Đàn.

bna__toan_canh_buoi_hoi_thao_anh_minh_hanh2752815_1912018.jpgToàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Hạnh
 
Tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái bao gồm các loại trí khôn, kinh nghiệm, phong tục, lề lối ứng xử, các bài học của cộng đồng được hình thành trực tiếp từ lao động của người dân  trong cộng đồng và được hoàn thiện củng cố dần, truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền khẩu, bài hát, ngôn ngữ, luật tục…

Tại hội thảo tập trung nghiên cứu các lĩnh vực: Tri thức y học dân gian; Tri thức bản địa về trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi; Tri thức về ẩm thực, nghề thủ công.

Các đại biểu đã đánh giá cao ý nghĩa của đề tài đồng thời trình bàynhiều ý kiến thảo luận, nội dung tập trungvềcung cấp những dẫn liệu cập nhật mới về các giá trịtri thức bản địa của đồng bào dân tộc Tháimiền Tây Nghệ An.

Thi viết chữ Thái ở Con Cuông . Ảnh tư liệu.

Đồng thời mong muốn nhóm thực hiện đề tài cần phân tích, làm rõ các nội dung của các nhóm tri thức để bổ sung vào đề tài; làm rõ chủ thể của lưu giữ cũng như các nguyên nhân, rào cản trong vấn đề lưu giữ; xác định các sản phẩm đặc sắc mang tính độc đáo của các nhóm để ứng dụng vào thực tế trên cơ sở thương mại hóa để mang lại hiệu quả kinh tế, văn hóa cho người dân…

Hội thảo là hoạt động quan trọng để trong tiến trình bảo tồn và phát triểncác tri thức bản địa đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An. Tạo điều kiện bền vững để phát triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc  Thái Nghệ An cũng nhưgóp phần giữ gìn bản sắc, những giá trị tốt đẹp của văn hóa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.