Chia sẻ trên một diễn đàn mạng xã hội, anh Hùng (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, anh chuẩn bị đồ đạc, ra bến xe Mỹ Đình đón xe về quê. Từ cơ quan đến bến xe gần 8km, anh đặt Uber X nhưng báo giá 160.000 đồng, trong khi đó ngày thường chỉ 60.000 đồng - 70.000 đồng.Liên hệ tổng đài thì nhân viên giải thích, vì đang tắc đường, nhiều người cùng đặt xe nên hệ thống áp dụng biểu phí linh hoạt.
“Từ Hà Nội về Hà Nam (quê anh Hùng - PV) cũng chỉ mất 150.000 đồng, thế mà gía một chuyến Uber di chuyển trong thành phố lại cao hơn cả giá vé về quê. Đấy là chưa kể khâu chờ đợi xe tốn rất nhiều thời gian. Cứ đến tết, những ứng dụng gọi xe này lại tăng giá, bắt chẹt người dân", anh Hùng cho hay.
Không chỉ giá cao mà tôi phải đợi khá lâu mới có xe. Thậm chí, có những lần tôi đặt cuốc xe hành trình ngắn, tài xế còn tự động hủy chuyển, hoặc gọi điện cho tôi yêu cầu hủy chuyến. Tôi rất bực mình về thái độ phục vụ của Grab trong những ngày gần đây", chị Mai bức xúc.
Gần đây, cùng với việc tăng giá cước của dịch vụ GrabBike và GrabBike Premium, Grab Việt Nam thông báo sẽ thu phụ phí cho mỗi chuyến xe của 2 dịch vụ này trong dịp Tết Nguyên đán.
Việc thu phụ phí nhằm đảm bảo thu nhập đồng thời khích lệ tinh thần hoạt động trong dịp nghỉ lễ cho các đối tác tài xế, GrabBike sẽ áp dụng phụ phí trong khoảng thời gian từ 11/2 đến hết 21/2.
Theo đó, từ ngày 11 - 14/2 (tức từ 26 - 29 Âm lịch), Grab sẽ áp dụng phụ phí 10.000 đối với các chuyến xe Grab Bike và GrabBike Premium.
Từ 14 - 21/2 (tức từ ngày 30 - mùng 6 Tết Âm lịch), mức phụ thu cho mỗi chuyến này lên tới 20.000 với cả 2 dịch vụ GrabBike và GrabBike Premium.
Cước phí Uber Moto là 3.700 đồng/km và mỗi phút sử dụng dịch vụ tính thêm 200 đồng. Đơn vị này cũng áp dụng cước phí hủy chuyến 5.000 đồng và đặt ra mức cước phí tối thiểu 10.000 đồng.