Bóng đá trẻ Việt Nam đang lên ngôi khi tuyển U16 và U19 vào bán kết U16 Châu Á 2016, tuyển U20 có mặt tại vòng chung kết U20 World Cup 2017 và nay, U23 đang ngạo nghễ có mặt ở chung kết. Điều đáng nói, tác giả của những thành công kể trên không phải VFF mà chính là các ông bầu thế hệ 6X.
Chuyện những ông bầu 6X
Đầu tiên phải kể đến bầu Kiên, dù bây giờ ông đang vướng lao lý.
Người đàn ông sinh năm 1964, bắt đầu đến với bóng đá từ năm 2000. Nhưng 11 năm sau, tại Hội nghị tổng kết bóng đá năm 2011, khi ông cướp micro phát biểu 30 phút thì “quả bom” về cải cách sân cỏ Việt Nam mới bùng nổ.
Nó là tiền đề ra đời cho Công ty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF), tiếc rằng tháng 8/2012 bầu Kiên bị bắt giam về tội kinh tế nên nhiều dự định chưa triển khai được. Nhưng VPF đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử giai đoạn 1 và giờ đây đến lượt bầu Tú, một người kế tục đầy nhiệt huyết đang đứng mũi chịu sào giai đoạn tiếp theo.
CLB ĐTLA đã hai lần đoạt vô địch bóng đá quốc gia. Năm 2008, ông đã tiến cử HLV Calisto người Bồ Đào Nha nắm đội tuyển Việt Nam và vô địch AFF Cup 2008, thành tích bóng đá cao nhất của Việt Nam từ trước cho đến nay. Sau khi bầu Kiên bị bắt, bận trăm công ngàn việc, ông cũng cố chèo lái VPF hết 2 nhiệm kỳ, cần được ghi nhận. Bóng đá trẻ Việt Nam phát triển đến nay, ít nhiều có công của bầu Thắng.
Bầu Đức (sinh năm 1962) làm bóng đá cùng thời với bầu Thắng, thương hiệu Gỗ và Gạch tạo sự cạnh tranh liên tục nhiều năm liền. Nếu ông Thắng gắn với tên tuổi H. Calisto thì bầu Đức gắn với Kiatisuk và những cầu thủ người Thái.
Bước ngoặt năm 2006, ông sang Anh tầm sư, học đạo và về quyết định mở học viện bóng đá HAGL Arsenal - JMG tại Pleiku. Ông cũng xây dựng sân vận động tại tỉnh lẻ Gia Lai thành một trong vài sân bóng đá đủ tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam, biến HAGL trở thành CLB bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của nước ta.
Nhiều cầu thủ của Học viện JMG này trở thành những cầu thủ chủ chốt của các tuyển trẻ Việt Nam, có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ. Riêng đội hình U23 Việt Nam hiện tại đang có 6 cầu thủ xuất thân từ HAGL gồm Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Ngọc Quang, Hồng Duy, Văn Thanh. Đặc biệt, bầu Đức đã có công lớn trong việc chiêu mộ huấn luyện viên Park Hang Seo, người đã dẫn dắt đội hình U23 Việt Nam tại VCK U23 Châu Á lần này.
Thầm lặng hơn một chút chính là bầu Hiển (sinh năm 1962), ông chủ Tập đoàn T&T đồng thời là ông chủ Ngân hàng SHB. Bầu Hiển đến với bóng đá muộn hơn, từ năm 2006 và đến 2009 thì CLB T&T của ông bước lên hạng chuyên nghiệp. Đây là ông chủ được báo chí nhắc đến với đề tài “một ông chủ, nhiều đội bóng” nhưng rốt cuộc không ai đủ tư liệu chứng minh điều đó.
Thực tế, ngoài T&T, SHB.Đà Nẵng làm mưa, làm gió V-League thì mới đây đến lượt Quảng Nam cũng vừa vô địch. Cần ghi nhận Bầu Hiển làm bóng đá khá căn cơ, chịu khó đầu tư cho bóng đá trẻ. Trong danh sách U23 hiện nay, có 6 cầu thủ là “những đứa con nhà bầu Hiển”, trong đó có "sát thủ" Nguyễn Quang Hải, Đỗ Duy Mạnh, Hà Đức Chinh.
Giấc mơ gần
Tính từ năm 2006, khi bầu Đức thành lập học viện bóng đá HAGL Arsenal - JMG tại Pleiku mất đúng 11 năm chúng ta đã có mặt tại VCK U23 châu Á. Từ đó đến nay, vì tình yêu bóng đá, nhiều doanh nhân Việt khác đã không tiếc tiền ném vào đào tạo trẻ.
Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF của ông Phạm Nhật Vượng thành lập được 10 năm nhưng cũng kịp cung cấp 3 tuyển thủ cho U23 là Bùi Tiến Dụng, Hà Đức Chinh và Trương Văn Thái Quý.
Giấc mơ đội tuyển Quốc gia Việt Nam được quyền tham gia World Cup đang đến gần hơn bao giờ hết.