anh_sputnik3396189_1162018.jpgHải quân Hoa Kỳ gọi Tu-22M3 là "lời nguyền". Ảnh: Sputnik
Theo báo chí Mỹ, chiếc máy bay này đã được Hải quân Hoa Kỳ gọi là "lời nguyền". Tu-22M3 cải tiến có thể đe dọa Hải quân Hoa Kỳ đến đâu ?

Theo tài liệu của Sputnik, máy bay ném bom - tên lửa siêu thanh tầm xa Tu-22 phiên bản M3 (theo phân loại của NATO - Backfire) được trang bị cho Không quân và Hải quân Liên Xô từ năm 1989. Với tải trọng tối đa 24 tấn nó có thể hoạt động ở khoảng cách hàng ngàn cây số từ căn cứ, tăng tốc độ lên đến 2300 km\giờ.

Tu-22M3 đã hoạt động ở Afghanistan, Bắc Caucasus trong "Chiến dịch buộc Gruzia tới hòa bình" vào tháng 8 năm 2008. (đáng tiếc một máy bay loại này đã vô tình bay vào khu vực phòng thủ và bị trúng tên lửa "Buk-1M" của Gruzia do xạ thủ…. Ukraina điều khiển).
Sau đó, Tu-22M3 nhiều lần thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria, cho thấy hiệu quả cao trong việc tiêu diệt đối tượng khủng bố IS. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Tu-22M3 mang tên lửa là chống lại các tàu chiến đối phương trên biển. Nó được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".

Đã có kế hoạch hiện đại hóa tất cả máy bay Tu-22M3 (khoảng 40 chiếc). Các chuyên gia của nhà máy hàng không Kazan sẽ kéo dài thời hạn hoạt động của " T hai mươi hai" thêm nhiều thập kỷ. Chiếc đầu tiên trong phiên bản nâng cấp Tu-22M3 sẽ cất cánh lên bầu trời vào tháng 8 và đi vào trang bị lực lượng Hàng không - vũ trụ Nga vào mùa thu. 

Tu-22M3 tại căn cứ không quân Hamedan, Iran. Ảnh: AP/Warfare

Mục tiêu chính của việc hiện đại hóa Tu-22M3 - lắp đặt thiết bị mang tên lửa chống hạm siêu âm độ chính xác cao Kh-32 (đã hoạt động từ năm 2016). Kh-32 bay tốc độ nhanh hơn năm lần tốc độ âm thanh ở độ cao 40 km và bổ nhào kết thúc cuộc tấn công. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn thông thường hay hạt nhân. Ngoài ra, tên lửa Kh-32 được trang bị đầu đạn tự dẫn, thiết bị tự phòng thủ trước nhiễu điện tử, có thể vô hiệu hóa mọi phương tiện tác chiến điện tử hiện đang được biết đến.

Có ba tên lửa như vậy trên Tu-22M3. Đồng thời, các động cơ mạnh mẽ và tiết kiệm hơn làm gia tăng đáng kể phạm vi hoạt động của máy bay. Tuy nhiên để phóng tên lửa, máy bay không cần phải tiếp cận quá gần mục tiêu nhằm tránh nguy cơ rơi vào khu vực kiểm soát của tên lửa phòng không đối phương.

"Cơ hội để máy bay trên tàu sân bay đánh chặn Tu-22M3 hầu như không có, vì phạm vi hoạt động của tên lửa Kh-32 - khoảng 1.000 km và bán kính đánh chặn của máy bay tiêm kích khoảng 400km, tối đa là 600 km - Chuyên gia, Tiến sỹ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov nói với Sputnik. - Còn tên lửa tốc độ siêu thanh làm cho nó không thể bị bắn hạ bởi những hệ thống phòng thủ tên lửa của nhóm hàng không mẫu hạm. Do đó, việc triển khai máy bay Tu-22M3 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hạm đội tàu sân bay Mỹ. "

Tất nhiên, phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3 không làm cho các hàng không mẫu hạm Mỹ thiếu sự bảo vệ, nhưng sẽ tồn tại lỗ hổng trong khả năng phòng thủ của nhóm tàu sân bay. Và trong trường hợp tình hình chính trị - quân sự phát triển theo một kịch bản rất xấu…

"Một mối đe dọa tăng thêm đối với hạm đội tàu bay Hoa Kỳ - là tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc DF-21D. Tất cả điều này cho thấy rằng Mỹ cần phải sửa đổi, về nguyên tắc, toàn bộ khái niệm về "hạm đội tàu sân bay vĩ đại" - Konstantin Sivkov nói.

Điều đáng chú ý là với sự tỉnh táo và nhìn nhận sự việc, các chuyên gia Mỹ đã cảnh báo về sự suy giảm đáng kể hiệu quả của Học thuyết hải quân Mỹ.