Đây cũng là cơ sở để góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và xu hướng hội nhập trong giai đoạn mới.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang: Từ 2 năm trở lại đây, chuẩn bị cho mùa tuyển sinh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh và đây là lần đầu tiên chương trình tổ chức tại Nghệ An. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn đến gần hơn với các trường THCS, THPT để thúc đẩy nhanh việc phân luồng theo Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư và Quyết định 522 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025". Qua chương trình này, chúng tôi muốn tạo hiệu ứng tốt để làm thay đổi nhận thức của người dân về việc học nghề, trong đó có cả đối tượng học sinh lớp 9 và lớp 12.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang: Thực ra, ưu thế học nghề đã có từ lâu chứ không phải sau khi được Luật hóa và Luật Giáo dục (sửa đổi) năm 2019. Tuy nhiên, những quy định cũ đã được ban hành từ năm 2010 nên có nhiều nội dung không còn phù hợp với bối cảnh mới. Quy định mới sẽ phù hợp với hoàn cảnh mới nhằm tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục và cho các đối tượng học sinh. Trong Luật Giáo dục (sửa đổi) cũng đã ghi rất rõ mục tiêu của việc hướng nghiệp ở các trường phổ thông, đó là tăng cường trải nghiệm, thay đổi phương pháp, phương thức đào tạo để học sinh được hình thành những kỹ năng ban đầu về nghề nghiệp theo đúng nguyện vọng của đông đảo phụ huynh, học sinh.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang: Đại học không phải là con đường duy nhất để học sinh trưởng thành, lập thân, lập nghiệp. Trong khi đó, để đáp ứng các kỹ năng trong tương lai của thế giới thì người lao động phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng thiết yếu từ tay nghề, ngoại ngữ, tư duy sáng tạo. Hiểu một cách khác, học cái gì ở trình độ nào thì cũng phải thỏa mãn vị trí việc làm, theo đúng yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ thực tế này, trong những năm tới, việc học nghề càng cần phải được chú trọng bởi 70% chương trình học nghề sẽ là thực hành. Vì thế, chúng tôi mong muốn thời gian tới các địa phương phải đẩy mạnh việc tuyên truyền tư vấn để người dân thấy được lợi ích của việc học nghề.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang: Hiện nay, Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu về thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp theo Đề án phân luồng của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là có những cơ sở thường hướng học sinh yếu, kém vào diện phân luồng và chúng ta phải có thời gian để làm thay đổi về quan điểm này.
Thực tế, có những học sinh đuối về mặt tiếp thu kiến thức nhưng các em lại có những năng lực riêng để các em sáng tạo và đam mê trong học nghề. Vì thế, trong việc phân luồng chúng ta cần phân loại đối tượng để định hướng một cách đầy đủ và khách quan. Ví dụ như ở Nhật, học sinh thuộc diện phân luồng lại là “tinh hoa” trong đào tạo lao động chất lượng cao. Hiện ở Việt Nam chúng tôi cũng đang hướng việc đào tạo những học sinh phân luồng có trình độ tay nghề cao để các em có đủ năng lực có thể đáp ứng được yêu cầu cao của xã hội.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang: Trước tiên, để phân luồng thì chúng ta phải tuân thủ theo những quy định của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tăng cường công tác tuyên truyền và làm tốt công tác phân luồng từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, thì người dân mới hiểu và làm thay đổi trong nhận thức, tư duy và người học sẽ tự phân luồng để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh.
Ngoài ra, trên vai trò của mình, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng phải phối hợp để có những chương trình tư vấn hướng nghiệp phù hợp, tăng cường đưa học sinh đi trải nghiệm nghề nghiệp ở các cơ sở dạy nghề. Từ năm 2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị và giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thí điểm đề án mô hình 9+ theo mô hình đào tạo Kosen của Nhật Bản. Đây là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Hiện nay, mô hình 9+ đã được triển khai tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được xem là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng tại Việt Nam và tôi hy vọng thành công của chương trình sẽ làm thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh về công tác phân luồng.
Tiến sỹ Đỗ Văn Giang:Trước mỗi mùa thi, tôi hiểu tâm lý phụ huynh đều rất lo lắng cho các con em mình. Tuy vậy, thay vì đưa ra nhiều định hướng khác nhau thì phụ huynh hãy gần gũi và chia sẻ với con để hiểu được mong muốn của các cháu. Hãy hướng con mình theo đam mê, sở thích và hãy giúp con thấy được nếu có sự lựa chọn phù hợp thì các con sẽ thành công trong tương lai.
Về phía học sinh các em cũng cần phải tích lũy những kiến thức cơ bản; chuẩn bị về sức khỏe, tạo một tâm thế tốt và có sự quyết tâm để dù trong hoàn cảnh nào thì các em cũng có thể thích ứng và thực hiện được tâm nguyện của mình.