Việc Trung Quốc vừa lần 2 tuyên bố sản xuất và thử nghiệm thành công hệ thống máy phóng máy bay cho thấy, Bắc Kinh đã vượt Nga trong công nghệ này.

Tờ China Daily dẫn lời Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo, Chủ tịch Ủy ban chuyên gia cố vấn hải quân Trung Quốc cho biết, các kĩ sư nước này đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển các máy phóng máy bay dùng trên hàng không mẫu hạm.

Hệ thống phóng máy bay với khả năng giúp máy bay cất cánh dễ dàng hơn từ tàu sân bay có thể được coi là một tiến bộ mang tính bước ngoặt của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc. Yin Zhuo tiết lộ, hệ thống mới đã trải qua nhiều bài thử nghiệm với các tiêm kích hạm J-15 và đã thành công ngoài mong đợi.

image_2318905.jpgTrung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng hồi đầu năm 2017.

Được biết, đây là lần thứ 2 kể từ năm 2016, Trung Quốc đã tuyên bố phát triển thành công máy phóng máy bay trên hạm. Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong khi liên tiếp tuyên bố đã thành công với công nghệ máy phóng thì trên mô hình chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc vẫn được thiết kế với boong phóng kiểu nhảy cầu. Điều này cho thấy Trung Quốc đã không hề thành công trong phát triển hệ thống máy phóng tương tự của Mỹ.

Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở khi hồi đầu tháng 3/2015, tờ Nhân dân của Trung Quốc đưa tin trên bản tin của truyền hình Trung Quốc, hình ảnh cho thấy một cơ sở được nghi ngờ là nơi thử nghiệm máy phóng tàu sân bay của Trung Quốc. Theo chuyên gia quân sự Lý Lỵ, với những hình ảnh này, Bắc Kinh đang có những đột phá mang tính "nền móng", tính chiến lược trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn quan trọng của tàu sân bay.

Theo Lý Lỵ, máy phóng được phân thành máy phóng hơi nước và máy phóng điện từ, phóng hơi nước có điều kiện sử dụng bị giới hạn, trong khi đó máy phóng điện từ giúp cho máy bay cất cánh trong các điều kiện như không tính tới khí tượng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Khi nói tới trong hình ảnh thể hiện loại máy phóng nào, chuyên gia Trung Quốc Tào Vệ Đông cho rằng, khu vực thử nghiệm trong hình ảnh vừa có thể làm cơ sở thử nghiệm phóng hơi nước, vừa có thể để thử nghiệm phóng điện từ.

Theo Tào Vệ Đông, nghiên cứu chế tạo máy phóng là để thúc đẩy phát triển tàu sân bay trong tương lai. Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc hiện nay sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng đường băng kiểu này không thể cất cánh máy bay cảnh báo sớm cánh cố định, khiến cho năng lực tác chiến tổng hợp của tàu sân bay có hạn.

Tào Vệ Đông cho rằng, Trung Quốc không chỉ cần chế tạo một chiếc tàu sân bay, vì thế, trong tương lai cần tập trung vào một phương thức có năng lực tác chiến mạnh hơn. "Sử dụng máy phóng là phương hướng phát triển của tàu sân bay trong tương lai, nếu trình độ công nghiệp, vốn và năng lực công nghệ của Trung Quốc đầy đủ, bước tiếp theo, tàu sân bay nội có thể sử dụng máy phóng điện từ".

Máy phóng của tàu sân bay là thiết bị quan trọng để máy bay cất cánh nhanh chóng trên tàu, cất cánh bằng máy phóng có hiệu quả cao hơn so với cất cánh kiểu nhảy cầu hiện có trên tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc; cất cánh bằng máy phóng là biện pháp cất cánh máy bay hải quân duy nhất hiện nay của Quân đội Mỹ.

Mỹ là quốc gia đầu tiên sử dụng máy phóng điện từ trên tàu sân bay, Pháp cũng chỉ có thể mua sản phẩm của Mỹ. Máy phóng của tàu sân bay có vai trò quan trọng đối với việc máy bay hải quân nhanh chóng bước vào tác chiến đường không, nâng cao hiệu quả tác chiến.

Trung Quốc phát triển máy phóng cho tàu sân bay là "việc làm hợp tình hợp lý, Tào Vệ Đông cho biết. Dù tuyên bố đầy tự tin về việc phát triển hệ thống máy phóng, nhưng những hình ảnh đầu tiên về tàu sân bay mới do Trung Quốc tự đóng lại xuất hiện với boong phóng kiểu nhảy cầu.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN