Theo đông y, trứng kiến được coi là dược liệu quý, có vị mặn, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.

Kiến đen là loại côn trùng không cánh, toàn thân dài 1,3-1,5 cm, màu đen bóng.

Chúng sống thành đàn lớn ở rừng núi, làm tổ dưới đất, đến mùa mưa lũ lại kéo nhau lên cây để xây tổ tránh.

 

Kiến đen chứa tới 40%-67% protein gồm nhiều loại acid amin, trong đó có 8 chất acid amin không thể thay thế được, tên thuốc trong y học cổ truyền là hắc mã nghị, được dùng sống. Tại Mexico, người ta đã lấy trứng của loài kiến đen khổng lồ có tên khoa học là Liometopum làm phô mai. Gần đây, trong thực đơn của một số nhà hàng ở Việt Nam cũng có món ăn đặc sản được làm từ trứng kiến đen.

Theo đông y, trứng kiến được coi là dược liệu quý, có vị mặn, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Các y thư cổ cũng có nói những phương thuốc trị liệu từ kiến đen. Xin nêu vài phương thuốc trị liệu tiêu biểu.

- Chữa viêm khớp, tê thấp, viêm gan mãn tính: Hằng ngày, lấy kiến đen rửa sạch, xào với mướp đắng ăn; kết hợp lấy kiến ngâm dầu (thầu dầu hoặc đậu phộng) để một thời gian, dùng xoa bóp.

- Làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, đẹp da: Người ta thường lấy trứng kiến đen để thổi xôi ăn hằng ngày làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. Phụ nữ ăn nhiều trứng kiến đen sẽ có làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn.

Các thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy sử dụng rượu ngâm trứng kiến gai đen có cải thiện về sức khỏe, thần kinh, tăng cường năng lượng cho người lao động trí óc, người suy nhược cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ chứng suy giảm sinh dục của nam giới hay các vấn đề về cơ, xương, khớp…


Theo Người lao động - NT