1. Quân nổi dậy Syria tháo chạy, bỏ lại hơn 40 tấn vũ khí hóa học
“Bộ Ngoại giao Syria xác nhận hơn 40 tấn chất độc đã được phát hiện ở những khu vực được giải phóng khỏi sự kiểm soát của lực lượng khủng bố”, RT dẫn lời ông Igor Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học của Nga chia sẻ hôm 21/3.
Đây là lời phát biểu được ông Kirillov đưa ra trong buổi họp báo tại Moscow liên quan tới vụ việc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh. London và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Nga là thủ phạm dụng chất độc thần kinh "Novichok" để đầu độc ông Skripal và con gái ông này.
2. Nga công bố những thước phim chân thật về tình hình Đông Ghouta
Sputnik đưa tin phái đoàn Nga tham gia sứ mệnh của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Syria đã cho công bố đoạn video dài 15 phút về tình hình hiện nay ở Đông Ghouta.
Theo đại sứ Nga tại LHQ, ông Vasily Nebenzia đoạn video là “tư liệu mô tả bức tranh chân thực nhất về những gì đang diễn ra ở ngoại ô thủ đô Damascus”. Nội dung chính của đoạn video là cảnh dân thường rời khỏi Đông Ghouta thông qua các hành lang nhân đạo dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Tái hòa giải Syria của Nga.
Quân đội Syria đã giải phóng được ít nhất 70% lãnh thổ Đông Ghouta khỏi sự chiếm đóng của các nhóm chống chính phủ bao gồm Mặt trận al-Nusra kể từ năm 2012.
Nhân dịp này, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng nói về các kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sau các cuộc đàm phán liên Triều. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh, các vấn đề liên quan đến hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên cần được giải quyết hoàn toàn thông qua đối thoại.
4. Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy chính thức bị điều tra nhận tài trợ bất hợp pháp
Sau hai ngày bị giam giữ, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 21/3 bị điều tra nhận tài trợ từ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2007.
Các thẩm phán Pháp đã chính thức ra lệnh điều tra cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về những cáo buộc liên quan đến các khoản tiền tài trợ bất hợp pháp dành cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông hồi năm 2007.
Theo kênh BFMTV, ông Nicolas Sarkozy tuyên bố hoàn toàn bác bỏ mọi cáo buộc nhằm vào ông.
Theo TASS, một quả lựu đạn đã vô tình trượt khỏi tay của một lính nghĩa vụ sau khi được rút chốt. Sĩ quan lục quân đã nhanh chóng đẩy người lính này qua một bên khi anh này vẫn còn đang hoang mang, sau đó lấy thân mình chắn cho người lính khi lựu đạn phát nổ.
6. Tổng thống Trump "cất giọng", Trung Quốc mất trắng 50 tỷ USD
Hôm 21/3, phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định, Trung Quốc không muốn tham gia vào một cuộc chiến thương mại, nhưng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Bà Hoa Xuân Oánh cho biết, gần đây chủ đề về bất đồng thương mại giữa Hoa Kỳ và một số quốc gia đang rất gây chú ý. Bà nhắc lại rằng Bắc Kinh đã nhiều lần bày tỏ "quan điểm rõ ràng về vấn đề này".
8. IS bắn chết 39 con tin Ấn Độ ở Iraq
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj xác nhận 39 người Ấn Độ mất tích năm 2014 ở Mosul, Iraq, năm 2014, đã bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng giết chết.
Nhóm người Ấn Độ bị IS bắt cóc này đều là công nhân xây dựng. Sau khi bị bắt cóc và giết hại, họ bị chôn trong một hố tập thể ở Badush, gần Mosul.
Mosul từng là đại bản doanh của IS, được quân đội Iraq giải phóng vào ngày 9/7 năm ngoái.
Quốc hội Ukraine đã tước quyền miễn trừ của nghị sĩ Savchenko. Trưởng công tố Lutsenko khẳng định vụ tấn công này sẽ gây ra "biển máu và hỗn loạn" tại thủ đô Kiev. Ông Lutsenko cũng công bố video dài 30 phút, cho thấy một phụ nữ giống Savchenko nói chuyện với hai sĩ quan Ukraine về kế hoạch tấn công quốc hội nước này.
Lệnh bắt bà Savchenko được quốc hội nước này thông qua chỉ sau vài phút với tỷ lệ 268 phiếu ủng hộ và 10 phiếu chống.