(Baonghean.vn) -Từ sáng ngày 8/9 trời đã ngớt mưa nhưng tại 2 huyện Tương Dương, Kỳ Sơn vẫn xảy ra hiện tượng sạt lở núi tại nhiều nơi, gây ách tắc giao thông một số tuyến và làm hư hỏng nhiều nhà dân.Tại khu vực Thị trấn Hoà Bình –Tương Dương đã xảy ra 4 điểm sạt lở núi. Điểm sạt lở nghiêm trọng nhất hiện nay là tại nhà anh Nguyễn Văn Thịnh ở khối Hoà Đông. Anh Thịnh cho biết: Khoảng 3 giờ chiều ngày 7/9 nghe tiếng động lớn phía sau nhà, chạy ra xem thì thấy đất đá từ trên núi cao đổ ập xuống phá huỷ kè đá làm sập gian bếp và 2 bể chứa nước 7 m3. Khoảng 4 giờ chiều đất đá lại tiếp tục lở tống gãy cửa sau, bà con lân cận đã đến giúp di chuyển toàn bộ đồ đạc ra khỏi nhà. Thời điểm chúng tôi có mặt thấy khoảng trên chục người đang giúp gia đình anh Thịnh cạy những tảng đá lớn đang treo lưng chừng núi. Anh Thịnh lo lắng nói: Vợ chồng làm ăn tích góp đầu tư để kè đá chống sạt lở trị giá trên 220 triệu đồng mà đã bị xô đổ hư hỏng cả nhà cửa không biết sẽ sinh sống ra sao khi căn nhà bị núi vùi lấp. Theo quan sát của chúng tôi khu vực này có 5 căn nhà liên nhau, nếu núi tiếp tục sạt lở sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người dân và nguy cơ sập những ngôi nhà này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trời ngớt mưa, vẫn xẩy ra sạt lở núi tại nhiều nơi ảnh 1Sạt lở núi vùi lấp tại nhà anh Thịnh tại khối Hoà Đông, Thị trấn Hoà Bình

Dọc tuyến QL 7, trước đó ngày 6/9, Công ty 495 đã tích cực dùng các phương tiện cơ giới để san gạt các điểm sạt lở. Tuy nhiên khoảng từ 5 giờ chiều ngày 7 đến ngày 8/9 thì trên tuyến vẫn xuất hiện hơn 10 điểm sạt lở lớn nhỏ. Đất đá tràn xuống lòng đường, có đoạn nguyên cả bụi tre bị đẩy xuống lòng đường. Đặc biệt tại đoạn dốc Chó bị sạt lở 3-4 lần, Công ty đường bộ 495 phải dùng máy xúc loại lớn, xúc đất sạt lở lên ô tô tải đi đổ nơi khác. San gạt xong thì cách khoảng 2 tiếng đồng hồ sau đất đá lại từ trên núi cao tràn xuống từ 600-800m3 đất đá. Tại xã Yên Na xảy ra sạt lở núi tại bản Na Pu, đặc biệt là nước lũ dâng tuyến đường liên xã đoạn qua bản Bón, Na Pu đã bị sạt lở dài hơn 15 m, lũ cuốn “ăn” vào cả nửa lòng đường nhựa ước tính khoảng gần 1000 m3 đất. Ông Lô Hoài Thơm-Chủ tịch UBND xã Yên Na cho biết: “Hiện xã đã rào chắn 2 đầu đường sạt lở và cử người cảnh báo hướng dẫn người dân qua lại.”  Ông Vi Tân Hợi-Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết thêm: Đối với các xã Yên Tĩnh, Mai Sơn hiện nay nước đã rút, huyện đã chỉ đạo tập trung lực lượng dọn dẹp bùn đất trong trường học để khẩn trương cho các cháu có phòng học. Đồng thời huy động dân bản tu sửa các đoạn đường bị sạt lở ổn định cuộc sống. Tại huyện Kỳ Sơn đã xảy ra khá nhiều điểm sạt lở núi tại xã Huồi Tụ và Mường Lống, Tây Sơn. Đặc biệt đoạn Mường Ải lở núi với khối lượng lớn nên UBND huyện đã huy động các phương tiện máy móc để làm đường tránh cho bà con đi lại. Sạt lở núi còn làm hư hỏng các công trình phúc lợi như: 3 trường học bị đất đá sạt lở làm hư hỏng là Trường THCS bán trú xã Bắc Lý, Trường TH Mường típ 1 bản Na Mỳ, Bản Xốp Típ; Trường Mầm non Tà Cạ bản Bình Sơn 2, bản bình sơn 1. Các công trình khác tại Thị trấn Kỳ Sơn bị sạt lở nặng như Trạm khuyến Nông huyện Kỳ Sơn. Trung tâm giáo dục - Lao động xã hội huyện Kỳ Sơn ( Đất đá sạt lở đổ hàng rào, đường giao thông vào trung tâm ). Tổng khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 72.500m3.

Công ty đường bộ 495 xúc đất san gạt đoạn tại dốc Chó

Bên cạnh đó nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng gây ách tắc giao thông. Cụ thể là tuyến Mường Xén - Mường Lống, tuyến Huồi Tụ - Bắc Lý, tuyến Mường Xén - Mường Típ - Mường Ải - Na Ngoi. Tuyến Mường Xén - Tây Sơn, tuyến Xốp Nhị - Bảo Nam, tuyến Tà Cạ - Hữu Kiệm, tuyến Xiêng Thù - Bảo Thắng. Tuyến Phà Xắc - Mỹ Lý. Đặc biệt các tuyến có điểm sạt lở dài nhất như tuyến Mường Xén - Mường Lống; Tuyến Mường Xén - Mường Típ - Mường Ải; Tuyến Mường Xén - Tây Sơn. móc để san gạt các vị trí lở núi, thông đường cho bà con đi lại. Tổ chức lực lượng giúp bà con tháo dỡ nhà tại khu vực nguy hiểm. Huy động sức dân tu sửa các tuyến đường liên bản đảm bảo thông xe.

Văn Trường