Hướng dẫn mới phân chia trẻ tiêm chủng thành 4 nhóm lớn, gồm: Đủ điều kiện tiêm chủng; Cần thận trọng tiêm chủng; Trì hoãn; Chống chỉ định.

Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng: Trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Cụ thể, trẻ không có tiền sử phản vệ với vaccine khác đã tiêm hoặc các thành phần của vaccine Covid-19; Không mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; Không có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Không rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; Không mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... Nghe tim, phổi không có bất thường; Không phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào...

Nhóm chống chỉ định:Trẻ có điểm bất thường và có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Nhóm trì hoãn tiêm chủng: Khi trẻ mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

Hướng dẫn cũng đưa ra nhóm trẻ cần chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện gồm: Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... Khám nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

quyn31271635505818378316355059425201136_30102021.jpgTiêm vaccine Pfizer cho trẻ trên 12 tuổi tại Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), ngày 27/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Tại Việt Nam, Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi triển khai trên toàn quốc từ tháng 11, theo lộ trình tiêm từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên nhóm 16-17 tuổi, hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Công tác tiêm chủng cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, tỷ lệ mắc Covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

Tại buổi tập huấn trực tuyến cho 63 tỉnh, thành phố về Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm chủng trẻ emchiều 29/10, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết Bộ Y tế đã phê duyệt hai loại vaccine là Comirnaty của Pfizer-BioNTech và Spikevax của Modena, tiêm cho trẻ 12-17 tuổi, tức từ lớp 7 đến lớp 12. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có nguồn cung là vaccine Pfizer.

Với thành phần của vaccine Pfizer, theo bà Hồng, hoàn toàn không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gene, không ảnh hưởng về lâu dài hay gây ra ung thư, vô sinh... như lo lắng của nhiều phụ huynh. 36 quốc gia đã tiêm vaccine Pfizer, gồm 19 nước châu Âu, 6 quốc gia châu Mỹ có cả Mỹ, Canada, Brazil... Tại châu Á có Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Newzeland, Việt Nam...

"Vaccine của Pfizer, Moderna đã được nhiều quốc gia và WHO khuyến cáo, Bộ Y tế cho phép, phụ huynh yên tâm đưa con em đi tiêm chủng. Phòng chống bằng vaccine là phòng bệnh chủ động", bà Hồng nhấn mạnh.

Cũng liên quan tới vấn đề an toàn của vaccine, nhiều phụ huynh lo ngại biến chứng viêm cơ tim ở trẻ sau tiêm. Ông Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi, khẳng định tỷ lệ này là rất thấp, song Việt Nam cũng phải chuẩn bị, để hiểu thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim. Theo đó, phụ huynh cần nắm được các dấu hiệu sớm nhất như bé mệt, nhịp tim nhanh... để xử trí, không đợi tới khi huyết áp xuống thấp.

  •