Ở thượng nguồn sông Giăng thuộc xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông có 2 bản người Đan Lai là Cò Phạt và bản Búng, với khoảng 200 học sinh Tiểu học và Mầm non. Riêng điểm trường Khe Búng (ảnh) có 63 học sinh. Ảnh: Đình Tuyên
Phòng học của điểm trường Khe Búng khá khang trang. Tuy nhiên, theo thầy giáo Lang Văn Hùng, người công tác tại điểm bản này từ năm 2005, hiện tại trường vẫn thiếu trang thiết bị giảng dạy, học tập. Nhưng học sinh ở bản Cồn, một điểm dân cư cách bản Búng 3 km vẫn phải băng rừng đến trường. Ảnh: Đình Tuyên
Hơn 10 giờ sáng, sau tiếng trống tan trường, khoảng 10 em học sinh ở bản Cồn bắt đầu vượt qua những đoạn đèo dốc để trở về nhà. Ảnh: Đình Tuyên
Cũng trên những quãng dốc này, mỗi buổi sáng, các học trò ở bản Cồn lội bộ đến lớp. Ảnh: Hữu Vi
Em Lê Văn Tài (áo sọc trắng đen) là học sinh lớp 5 cho biết, em thường phải dậy từ 5 giờ sáng và bắt đầu "chinh phục" những đoạn đường dốc núi để đến lớp. Hầu hết các học sinh cứ trú ở bản Cồn, một điểm dân cư cách trường 3 km đều bắt đầu một ngày đến lớp của mình như em Tài. Ảnh: Hữu Vi
Trong nhiều năm qua, cộng đồng người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Bà con được chăm lo về đời sống, trẻ em được học hành tốt hơn so với trước kia. Ảnh: Hữu Vi
Nhưng vì nhiều nguyên nhân, một trong số đó là sự cách trở về giao thông, nên đại bộ phận người dân vẫn sống trong cảnh nghèo khó, việc học của nhiều trẻ em nơi đây vì thế vẫn còn rất gian nan. Ảnh: Đình Tuyên
Cách bản Búng không xa là bản Cò Phạt cũng là một bản mà đại đa số là người Đan Lai. Ở đây có 60 học sinh tiểu học đang phải học tạm trong những ngôi nhà mượn của người dân trong khi ngôi trường trong bản đang trong giai đoạn đầu của việc xây dựng. Ảnh: Hữu Vi

Clip: Đình Tuyên