Trả lời cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Tổng thống Trump cho biết Washington sẵn sàng thể hiện sự kiên nhẫn với Triều Tiên, mặc dù nước này hiện tại vẫn chưa thực hiện những biện pháp phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
"Tôi có nhiều sự kiên nhẫn hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới" - Tổng thống Trump nói với Bloomberg.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh vẫn duy trì mối quan hệ tối với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Mỹ ghi nhận Triều Tiên đã không tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, cũng như Bình Nhưỡng đã giải phóng các công dân Mỹ bị cầm tù.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo rằng, ông có kế hoạch thăm Triều Tiên để tiến hành vòng đàm phán thứ 4 với hy vọng thuyết phục Triều Tiên giải giáp chương trình hạt nhân của nước này. Song ngày 24/8, chuyến đi này đã bị lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố hủy bỏ, do Washington không nhìn thấy rõ "những tiến bộ đáng kể" trong tiến trình từ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Quyết định này của Tổng thống Trump không chỉ gây bất ngờ đối với Bình Nhưỡng, mà còn cho thấy những e ngại của ông Trump về các nỗ lực phi hạt nhân hóa của bán đảo Triều Tiên. Có thể thấy, từ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, cả hai bên đều cam kết sẽ "rời bỏ quá khứ" và chứng minh cho thế giới thấy "những thay đổi lớn". Tuy nhiên, chưa có "thay đổi lớn" nào xảy ra, đặc biệt trong thời gian gần đây.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm khoa học Mỹ 38 North đã đưa ra những báo cáo cho thấy không có dấu hiệu tháo dỡ bãi thử tên lửa Sohae của Triều Tiên. Để hiện thực hóa các cam kết đã đưa ra, Mỹ bắt đầu gây sức ép đối với Triều Tiên. Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét hai đề xuất trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên: Washington sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận hoàn toàn về dầu mỏ và khí đối đối với Bình Nhưỡng; hoặc Mỹ sẽ thực hiện biện pháp gián tiếp - trừng phạt các công ty và ngân hàng của Trung Quốc có giao dịch với Triều Tiên.
Trong bối cảnh này, "kiên nhẫn" chờ đợi những động thái tích cực từ phía Triều Tiên, một sự thay đổi khác về nhân sự mà chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra - thay thế đặc phái viên của Mỹ tại Triều Tiên Joseph Yun, người đã từ chức vào hồi tháng 3/2018.
Thay vào đó, Stephen Began sẽ trở thành đại diện đặc biệt của Mỹ tại Bình Nhưỡng. Dưới thời của Tổng thống George W.Bush, Began đã từng làm thư ký điều hành của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng.
Stephen Began cho rằng, đối với ông, nhiệm vụ trước mắt "sẽ rất khó để giải quyết", nhưng Mỹ phải "sử dụng tất cả các cơ hội thuận lợi nhất để đạt được một tương lai hòa bình cho người dân Triều Tiên".
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, sự lạc quan của đặc phái viên mới sẽ không có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington
Tuy nhiên, sự lạc quan của phái viên mới sẽ không có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington - đại diện đặc biệt không phải là một nhân vật độc lập, mà chỉ giao tiếp với CHDCND Triều Tiên vị trí của Nhà Trắng và người đứng đầu Donald Trump.