Nga tuyên bố tiếp tục duy trì binh sĩ ở Venezuela

binh-si-nga-6987-1553783031.jpgChiến đấu cơ Su-30 của quân đội Venezuela do Nga sản xuất tham gia một cuộc tập trận ở bang Apure năm 2015 . Ảnh: Reuters

Ngày 27/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Venezuela. Trong trường hợp Nga không rời Venezuela, "tất cả lựa chọn đều để ngỏ". Trước đó, truyền thông Venezuela đưa tin, 2 máy bay của lực lượng không quân Nga ngày 22/3 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Maiquetia của Venezuela, chở theo một quan chức cấp cao và gần 100 binh sĩ. Mỹ khẳng định nhóm binh sĩ này bao gồm các lực lượng đặc biệt và chuyên gia an ninh mạng của Nga.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói, Nga "không thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực, không đe dọa bất cứ ai như những gì Mỹ đang làm" và Moskva cũng "không có kế hoạch lập căn cứ quân sự tại Venezuela". "Họ đang thực hiện các thỏa thuận trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự (giữa Nga và Venezuela). Họ sẽ ở lại đến chừng nào còn cần thiết. Nga không vi phạm bất cứ điều gì, kể cả thỏa thuận quốc tế hay luật pháp Venezuela", bà Zakharova cho biết.

BBC chấp nhận đền bù cho Tổng thống Ukraine do đăng tin sai sự thật

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: dailymail.co.uk

Hãng tin Anh BBC đã đồng ý đền bù thiệt hại cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko liên quan tới một bài báo đăng tin sai sự thật rằng Kiev đã trả 400.000 USD để có được một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong thông báo ngày 28/3, BBC gửi lời xin lỗi tới Tổng thống Poroshenko, đồng thời cho biết hãng đồng ý bồi thường các thiệt hại cho nhà lãnh đạo Ukraine cũng như các chi phí pháp lý. Hãng truyền thông của Anh cũng cho biết, sẽ cùng Kiev đưa ra một tuyên bố chung tại một phiên tòa công khai.

Tổng thống Poroshenko, người đang tìm kiếm một nhiệm kỳ theo trong cuộc bầu cử diễn ra cuối tuần này, đã đệ đơn kiện BBC về bài báo đăng hồi tháng 5/2018, viết rằng Kiev đã trả cho cựu luật sư riêng của Tổng thống Mỹ, ông Michael Cohen "một khoản tiền bí mật ít nhất 400.000 USD" để thu xếp một cuộc gặp tại Nhà Trắng vào tháng 6/2017.

Tổng thống Trump dọa đóng cửa biên giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 28/3 đã cảnh cáo đóng cửa biên giới phía Nam với Mexico kèm theo phàn nàn rằng Mexico và một vài quốc gia Trung Mỹ khác chưa hết mình trong ngăn chặn làn sóng người nhập cư đổ về Mỹ.
 

Cảnh cáo của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra sau thông tin số lượng gia đình người nhập cư trái phép bị bắt tại biên giới tăng mạnh. Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ Kevin McAleenan ngày 27/3 đã hoãn kế hoạch xuất hiện trước Quốc hội để di chuyển đến biên giới phía Nam. Ông McAleenan cho biết, lực lượng biên phòng Mỹ đã bắt hơn 55.000 thành viên gia đình người nhập cư trái phép trong tháng 3, tăng tới 500% so với năm 2018.

Ủy ban Bầu cử Thái Lan bất ngờ công bố kết quả bầu cử

Một nhân viên bầu cử đang điền kết quả trong cuộc kiểm phiếu được tiến hành ngau sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa trong ngày 24/3. Ảnh: Straits Times

Chiều 28/3, Ủy Ban bầu cử Thái Lan đã bất ngờ công bố kết quả kiểm phiếu của cuộc tổng tuyển cử ngày 24/3 vừa qua. Theo Ủy Ban bầu cử Thái Lan (EC), đảng Palang Pracha Rath giành 8,433,060 phiếu, đảng Pheu Thai giành 7,920,561 phiếu đảng Tương lai mới giành 6,265,918 phiếu, đảng Dân chủ giành 3,947,702, đảng Niềm tự hào Thái (BJT) 3,732,940. Tỷ lệ cử tri đi bầu là 74.69%, tỷ lệ phiếu hỏng là 5.57%, tương đương cuộc bầu cử năm 2011. Tỷ lệ phiếu "Không" là 1.58%.

Như vậy, đảng Palang Pracha Rath ủng hộ đương kim Thủ tướng Prayuth Chanocha liên nhiệm là đảng giành nhiều phiếu bầu nhất trong khi Pheu Thai, đảng giành nhiều ghế hạ nghị sỹ theo khu vực nhất, về thứ hai. Số phiếu bầu này sẽ được dùng để tính số ghế hạ nghị sỹ theo danh sách đề cử mà mỗi đảng sẽ giành được. Hiện Palang Pracha Rath đã có 97 ghế hạ nghị sỹ theo khu vực tranh cử và Pheu Thai được 138 ghế.

Anh phát hiện "mối đe dọa" từ thiết bị mạng di động Huawei

Trụ sở Huawei tại thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

Trong báo cáo công bố ngày 28/3, Ủy ban chuyên đánh giá an ninh quốc gia về thiết bị Huawei (HCSEC) của Chính phủ Anh kết luận tập đoàn này “không có bước tiến nào” về việc khắc phục vấn đề kỹ thuật tồn đọng dai dẳng trong phát triển phần mềm, điều này “làm gia tăng mối đe dọa đối với các nhà mạng Anh”, theo Reuters.

HCSEC đồng thời đánh giá thấp năng lực sản xuất phầm mềm và biện pháp đảm bảo an ninh mạng của Huawei. Trong số hàng loạt “lỗi kỹ thuật lớn”, HCSEC nhắc đến thiết bị thu phát sóng dữ liệu di động eNodeB- giúp cung cấp kết nối giữa nhà mạng và điện thoại di động.

BBC chấp nhận đền bù cho Tổng thống Ukraine do đăng tin sai sự thật

Hãng tin Anh BBC đã đồng ý đền bù thiệt hại cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko liên quan tới một bài báo đăng tin sai sự thật rằng Kiev đã trả 400.000 USD để có được một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hãng tin Anh BBC đã đồng ý đền bù thiệt hại cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko liên quan tới một bài báo đăng tin sai sự thật. Ảnh theo: dailymail.co.uk

Trong thông báo ngày 28/3, BBC gửi lời xin lỗi tới Tổng thống Poroshenko, đồng thời cho biết hãng đồng ý bối thường các thiệt hại cho nhà lãnh đạo Ukraine cũng như các chi phí pháp lý. Hãng truyền thông của Anh cũng cho biết sẽ cùng Kiev đưa ra một tuyên bố chung tại một phiên tòa công khai.

Tổng thống Poroshenko, người đang tìm kiếm một nhiệm kỳ theo trong cuộc bầu cử diễn ra cuối tuần này, đã đệ đơn kiện BBC về bài báo đăng hồi tháng 5/2018, viết rằng Kiev đã trả cho cựu luật sư riêng của Tổng thống Mỹ, ông Michael Cohen "một khoản tiền bí mật ít nhất 400.000 USD" để thu xếp một cuộc gặp tại Nhà Trắng vào tháng 6/2017.