Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Dự Hội nghị tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
Trong nước, với những thuận lợi cơ bản, nhất là từ thành công rất tốt đẹp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và sau 35 năm đổi mới, đã đúc rút được nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý, từng bước xây dựng, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là cơ sở nền tảng quan trọng để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức rất thành công; đồng thời, lần đầu tiên triển khai một chuỗi các hội nghị để quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên tất cả các lĩnh vực và đến tận cơ sở.
Nhưng chúng ta cũng gặp những khó khăn, thử thách rất lớn, chưa có tiền lệ, đó là đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ở nhiều địa phương với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, nhất là sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của Tổng Bí thư, các Lãnh chủ đạo chốt, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay, hợp lực và giám sát hiệu quả của Quốc hội, HĐND các cấp; sự đồng tình, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với 8 trọng tâm, 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 193 nhiệm vụ cụ thể; vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển KTXH, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào những nội dung đã được gợi ý; tập trung vào những vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, tăng cường phối hợp để phát huy được tiềm năng, lợi thế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực; các biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh; nêu rõ những mô hình hay, cách làm tốt; tập trung bàn về phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, làm sao tạo được sự đột phá, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, nặng nề của năm 2022.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu, các Bộ trưởng, Trưởng ngành chuẩn bị có có giải trình, làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà các địa phương quan tâm, mong muốn, yêu cầu và đề xuất. Các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu, chỉ đạo thêm về những lĩnh vực được phân công phụ trách.