Là nữ thủ lĩnh đoàn của một khoa có truyền thống phong trào Đoàn rất sôi nổi, nhưng Hoàng Thị Yến (lớp K37C, khoa Mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An) lại có bí quyết riêng để xây dựng chi đoàn ngày càng lớn mạnh.
Đam mê hoạt động phong trào từ những năm THPT nên ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường, Yến hăng say tham gia công tác Đoàn, Hội. Là hạt giống văn nghệ, Yến không chỉ là thành viên tích cực của đội múa, mà còn tham gia đạo diễn, dàn dựng nhiều tiết mục văn nghệ của trường, của khoa phục vụ các buổi lễ do trường tổ chức.
Chia sẻ bí quyết để làm tốt vai trò “thủ lĩnh”, theo Yến cần liên tục phát động phong trào rộng rãi đến các chi đoàn, cùng với đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên sinh viên để đưa ra những phong trào, hoạt động phù hợp với thực tế. Không chỉ vậy, người thủ lĩnh phải nhạy bén, phân công nhiệm vụ phù hợp để mỗi đoàn viên có cơ hội phát huy hết khả năng của bản thân; hay như quản lý đoàn viên ở quy mô nhỏ - nhóm đoàn viên. Khi ấy, chỉ cần mình nắm được đầu mối là người trưởng nhóm, có thể vận động được các đoàn viên khác cùng tham gia, hưởng ứng.
Bên cạnh đó, trên cương vị Liên Chi hội trưởng Liên chi hội khoa Mầm non kiêm Bí thư lớp, Yến đã tổ chức, triển khai nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa cho Liên chi đoàn như “Sinh viên và đạo đức nghề giáo”, “Sinh viên với an toàn giao thông”, “Dân ca ví giặm - sáng tác, biểu diễn, biên đạo nghệ thuật”...
Tham gia công tác Đoàn, Hội đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Có những ngày cao điểm, cả ngày học trên lớp, chiều tối tổ chức hoạt động Đoàn, tập văn nghệ rất vất vả nhưng Yến vẫn luôn nằm trong “top” dẫn đầu học tập của nhà trường. Năm học nào Yến cũng nhận được học bổng. Với thái độ học tập nghiêm túc, nhiều năm liên tục Yến đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, “Sinh viên 5 tốt”, được vinh dự kết nạp Đảng từ khi mới học năm thứ 2 và trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất tại thời điểm đó.
Nỗ lực vươn lên trong học tập
Ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường, được nghe giọng nói trầm ấm mà thân tình, những cử chỉ ân cần của các thầy cô, Đinh Thị Ngọc Hằng (lớp 55A, khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh) đã nuôi quyết tâm trở thành một cô giáo. Từ năm 13 tuổi, Hằng đã nhận dạy kèm cho các em nhỏ trong khu dân cư sinh sống. Lớp học cho đến nay vẫn duy trì với 17 em học sinh là các em nhỏ ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5. “Em thích việc giảng dạy, được các em nhỏ gọi bằng “cô”, em lại càng có thêm động lực, tâm huyết với nghề”, Hằng bộc bạch.
Bên cạnh đó, trên cương vị Liên Chi hội trưởng Liên chi hội khoa Mầm non kiêm Bí thư lớp, Yến đã tổ chức, triển khai nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa cho Liên chi đoàn như “Sinh viên và đạo đức nghề giáo”, “Sinh viên với an toàn giao thông”, “Dân ca ví giặm - sáng tác, biểu diễn, biên đạo nghệ thuật”...
Tham gia công tác Đoàn, Hội đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Có những ngày cao điểm, cả ngày học trên lớp, chiều tối tổ chức hoạt động Đoàn, tập văn nghệ rất vất vả nhưng Yến vẫn luôn nằm trong “top” dẫn đầu học tập của nhà trường. Năm học nào Yến cũng nhận được học bổng. Với thái độ học tập nghiêm túc, nhiều năm liên tục Yến đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, “Sinh viên 5 tốt”, được vinh dự kết nạp Đảng từ khi mới học năm thứ 2 và trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất tại thời điểm đó.
Nỗ lực vươn lên trong học tập
Ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường, được nghe giọng nói trầm ấm mà thân tình, những cử chỉ ân cần của các thầy cô, Đinh Thị Ngọc Hằng (lớp 55A, khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh) đã nuôi quyết tâm trở thành một cô giáo. Từ năm 13 tuổi, Hằng đã nhận dạy kèm cho các em nhỏ trong khu dân cư sinh sống. Lớp học cho đến nay vẫn duy trì với 17 em học sinh là các em nhỏ ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5. “Em thích việc giảng dạy, được các em nhỏ gọi bằng “cô”, em lại càng có thêm động lực, tâm huyết với nghề”, Hằng bộc bạch.
Để bước tiếp và đặt nền móng vững chãi cho đam mê của mình, ngay từ những ngày đầu tại giảng đường, Hằng đã lập cho mình một lộ trình rõ ràng và nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ. Ngoài giờ lên lớp, cô bạn tự tìm tòi, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Do vậy, Hằng luôn đạt giải cao tại các hội thi nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Hằng còn tích cực tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Với đề tài “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên Đại học Vinh”, cô bạn mong muốn NCKH không phải là sự gò bó, ép buộc, mà trở thành nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên.
Nói về “bí quyết” để có thể vừa học vừa làm bao nhiêu việc như thế, nhưng kết quả học tập bao giờ cũng đạt loại xuất sắc, Hằng chia sẻ: “Em không có bí quyết chi đặc biệt cả. Chỉ là khi học ở lớp em rất tập trung, và học theo phương pháp học hiểu, khắc sâu kiến thức ngay tại chỗ nên khi ôn tập lại em cũng không mất nhiều thời gian. Ngoài giờ học ở trường ra là em tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. “Khi bạn đã quen với cách dung hòa, lập kế hoạch cân đối việc học tập, rèn luyện bản thân, tham gia công tác xã hội, cũng chính là lúc bản thân học được những kỹ năng mềm như: quản lý thời gian cá nhân, làm việc nhóm và độc lập, kỹ năng giao tiếp, tính kiên trì, nhẫn nại vượt khó trong mọi tình huống”. Đam mê làm tình nguyện
Ấn tượng ban đầu khi gặp Phạm Thị Thu Hà (lớp Kế toán K9, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh) là một cô gái hoạt bát, có cách nói chuyện điềm đạm, ánh mắt quyết đoán của một thủ lĩnh. Xuất thân trong một gia đình khó khăn, bản thân Hà phải tự lập, đi làm thêm để trang trải học phí với nhiều công việc như: bán hàng, bưng bê, rửa bát, dạy thêm. Hà cho biết: “Có lẽ chính từ sự trải nghiệm với nhiều công việc sớm, hiểu được những vất vả, nên luôn thôi thúc em đến với những hoạt động tình nguyện, để có cơ hội giúp đỡ những người khó khăn, để được chia sẻ, được mở mang hiểu biết, trưởng thành hơn”.
Giản dị, thiết thực, “mệt nhưng vui” đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động tình nguyện mà Hà làm trưởng nhóm. Đây cũng là bí quyết để một thủ lĩnh Đoàn như cô sinh viên này có thể thu hút, tập hợp được các đoàn viên thanh niên tham gia. Đối với Hà, cái “được” nhất khi tham gia tình nguyện, không chỉ là những trải nghiệm thú vị về những vùng đất mới, con người mới, mà còn là tình cảm gắn bó của người dân, nơi đoàn tình nguyện đi qua. Háo hức khoe với tôi những bức thư tay nhận được từ các em nhỏ vùng rẻo cao, Hà nói với ánh mắt lấp lánh: “Những việc chúng em làm có thể chưa lớn lao, nhưng khi đọc những bức thư tay, chúng em hiểu, đã “in” tấm lòng thiện nguyện của mình vào tâm trí người dân, được tin yêu như thế nào, và càng thôi thúc chúng em lên đường tình nguyện”.
Không chỉ là một nữ thủ lĩnh tiên phong trong các hoạt động tình nguyện, tại lớp Hà còn là một lớp trưởng luôn dẫn đầu về kết quả học tập. Hà tin rằng, nếu bản thân cố gắng, làm việc và học tập chăm chỉ thì sẽ vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, chinh phục được tri thức, hiện thực được những ước mơ mà bản thân hằng ấp ủ”.