Thức Vũ nói rằng anh đã sớm thấy robot tiêu dùng sẽ là làn sóng công nghệ mới trong tương lai gần.

 

images1822622_2.jpgTiến sỹ Stanford gốc Việt - Thức Vũ.

Chào đón một chú robot vào trong nhà trong những năm tháng tuổi già là điều mà Maxine Duncan chưa bao giờ nghĩ đến. Tuy nhiên, mùa đông này, bà cùng chồng mình là Herbert Yarbrough đã tham gia trải nghiệm chú robot trợ giúp trong cộng đồng những người về hưu ở vùng họ đang sống là Heritage Downtown, tại Walnut Creek, California.

Người bạn mới của 2 vợ chồng ông bà Duncun sẽ có đầu là một màn hình máy tính và di chuyển qua lại trên một bánh xe. Lợi ích của việc sở hữu chú robot này là ông bà Duncan có thể kết nối dễ dàng hơn với các thành viên trong gia đình họ thông qua những cuộc gọi video.

“Đó là một cái tên rất dễ nhớ”, bà Duncan, 86 tuổi - một cựu môi giới bất động sản nói. Còn ông Yarrbrought hiện 89 tuổi, đang chỉ dẫn robot vào thang máy để lấy đồ ăn sáng xuống tầng dưới.

“Chúng tôi muốn tiếp cận với những công nghệ mới”, bà Duncun nói. “Rất nhiều người già bị cách ly khỏi mọi người và những ý tưởng mới lạ. Hiện tại, mọi thứ đang dần thay đổi”.

Hiện tại ông bà Duncun đã hoàn toàn thích thú với người bạn mới và họ đặt tên cho nó là Jimmy.

Ý tưởng của một tiến sỹ Stanford gốc Việt

Có được những thay đổi như vậy phần nhiều là nhờ Thức Vũ - đồng sáng lập của OhmniLabs - đơn vị sáng chế ra robot Ohmni mà ông bà Duncan đang sở hữu.

Điều đáng nói Thức Vũ là một chàng trai người Việt, có bằng tiến sỹ khoa học máy tính ở Đại học Stanford khi mới 28 tuổi. Bản thân Thức Vũ không còn xa lạ trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam bởi anh chính là người từng tham gia xây dựng 7 công ty công nghệ, gồm những cái tên như Umbala (ứng dụng nhắn tin video), Tappy (mạng xã hội cung cấp thông tin và địa điểm) và Knightscope (hãng chế tạo robot ở Mỹ).

Chia sẻ với tờ New York Times, Thức Vũ nói rằng anh đã sớm thấy robot tiêu dùng sẽ là làn sóng công nghệ mới trong tương lai gần. “Có một lượng dân số già lớn nhưng lại chịu cảnh cách ly và cô đơn. Hơn nữa, nguồn điều dưỡng viên lại đang dần cạn kiệt”.

Robot OhmniLabs được thiết kế dễ sử dụng và yêu cầu người điều khiển chỉ cần có những hiểu biết rất cơ bản về công nghệ. Nó kết nối với wifi và được điều khiển bằng điều khiển từ xa. Trong tương lai, công ty sẽ lên kế hoạch đào tạo robot nhặt một số vật dụng. “Trong 5 năm, nó có thể giặt đồ, lau nhà”, Thức Vũ nói.

Năm nay, các robot OhmniLabs sẽ được cung cấp bởi một công ty tiêu dùng sức khỏe mang tên Home Care Assistance cho cộng đồng những người về hưu và những người già. Chi phí hàng năm cho loại robot này rẻ hơn khoảng 20% so với việc thuê một hộ lý, theo Lily Sarafan – CEO của Home Care Assistance.

“Trong 5 - 7 năm tới, xu hướng thuê hộ lý sẽ thay đổi. Và những ngôi nhà tự động hóa sẽ trở thành xu hướng chính”, Sarafan khẳng định.

Thị trường béo bở

Những người như Duncan là những người đi đầu trong việc thử nghiệm các công nghệ mới mà một số chuyên gia nói rằng nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn một số quan niệm về nghỉ hưu.

Một vài công cụ đơn giản giúp người già hiện đang là những sản phẩm tiêu dùng hàng loạt, như trợ lý ảo của Amazon là Alexa. Những sáng chế khác như công nghệ thực tế ảo và robot hiện vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu nhưng có thể sớm cung cấp những sản phẩm chăm sóc tốt hơn cho những người nghỉ hưu.

Đánh giá về robot OhmniLabs của Thức Vũ, ông Joseph Coughlin, giám đốc Công ty AgeLab tại Học viện Công nghệ Massachusetts MIT Mỹ cho rằng: “Công cụ này đặc biệt giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người trưởng thành, phù hợp cả người trẻ lẫn người già”.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN