Toàn bộ phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam hiện đã được "nhận sổ hưu" và rút khỏi lực lượng trực chiến.

Sau khi thông báo cho MiG-21 về nghỉ hưu và tạm thời cho dòng cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22 đảm nhiệm vai trò tuần tra không phận, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về số phận những cánh én bạc trên, chúng sẽ được đưa ra bảo tàng, hoán cải công năng hay một vai trò gì khác.

Nhưng trước hết cần nhìn lại trường hợp nhiều quốc gia khác, khi họ mới rút chủng loại vũ khí nào đó ra khỏi biên chế chiến đấu thì trong vài năm sau (có khi lên tới hàng chục năm) chúng vẫn nằm trong danh sách dự bị chứ không phải là bán sắt vụn.

Việc làm trên ở nhiều nước nhằm đề phòng tình huống xảy ra chiến tranh cường độ cao trong tương lai, khi các loại khí tài khác bị tiêu hao với số lượng lớn thì chúng sẽ được gọi "tái ngũ" khẩn cấp nhằm lấp đầy khoảng trống.

image_2227086.jpgTiêm kích MiG-21 đang được đại tu lần cuối tại Nhà máy A32.

Thực tế cho thấy Việt Nam cũng thực hiện đúng quy trình trên, ngay trước khi MiG-21 chia tay bầu trời đã có phóng sự của Kênh truyền hình Quốc phòng ghi lại cảnh những chiến đấu cơ cuối cùng thuộc lại này được đại tu, sửa chữa lớn lần cuối tại Nhà máy A32.

MiG-21 vẫn được bảo dưỡng kỹ thuật đầy đủ cho thấy nó đã đổi sang chế độ niêm cất dài hạn và đưa vào thành phần dự bị.

Theo kinh nghiệm của những người thợ kỹ thuật hàng không, nếu khéo thu gom phụ tùng từ nhiều chiếc chiến đấu cơ khác nhau lại thì cứ 5 máy bay cũ sẽ lắp được 1 máy bay với tình trạng kỹ thuật tương đối tốt.

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ khi còn đảm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng tham quan cơ sở lưu trữ MiG-21.

Căn cứ vào những chỉ dẫn trên, có thể đi tới nhận định rằng nếu nhận yêu cầu khẩn cấp thì "Cánh én bạc" MiG-21 sẽ có thể quay trở lại bầu trời một cách nhanh chóng để lập thêm nhiều chiến công hiển hách.

Bên cạnh đó, nếu không sử dụng MiG-21 như chức năng và nhiệm vụ ban đầu thì Việt Nam còn có thể dành cho nó một số vai trò khác như máy bay không người lái phục vụ huấn luyện (tương tự như bia bay QF-16 của Mỹ) hay thậm chí là là hoán cải thành tên lửa hành trình đối đất.

Các chuyên gia dự báo rằng phải thêm ít nhất 10 năm nữa các máy bay chiến đấu siêu âm hạng nhẹ này mới thực sự không còn vai trò trong Không quân nhân dân Việt Nam và nhận "chế độ hưu trí" toàn phần.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN