Với trẻ em ở các thị tứ, thị trấn hay thành phố sau những giờ học trên lớp các em thường được bố mẹ cho đi siêu thị, đi chơi công viên, tắm biển... Nhưng với trẻ em vùng cao thì đó quả là "xa xỉ". Thay vào đó, những đứa trẻ ở các bản làng thường rủ nhau chọn những khoảng đất bằng trong bản để chơi đùa. Ảnh: Đình Tuân Do điều kiện kinh tế khó khăn nên đa phần các em gần như không tiếp xúc với bất kỳ loại trò chơi công nghệ nào. Đặc biệt là con em đồng bào dân tộc Mông và Khơ mú. Ảnh: Đình Tuân Đa phần các trò chơi các em thường lựa chọn là các trò chơi dân gian. Trong ảnh: Trẻ em người Mông bản Hợp Thành, xã Xá Lượng (Tương Dương) đang chơi trò "phót cò", theo luật chơi, ai nhảy cao hơn qua "đường thẳng kẻ sẵn" thì người đó sẽ chiến thắng. Ảnh: Đình Tuân Đôi bạn trẻ em dân tộc Mông bản Hợp Thành đang tập đánh bóng chuyền. Ảnh: Đình Tuân Những em nhỏ tuổi hơn thì chơi trò nặn đất. Ảnh: Đình Tuân Từ miếng đất nặn vô tri, vô giác, các em đã tạo nên phong phú các "tác phẩm" tùy trí tưởng tượng. Khi được hỏi thì bé gái này bảo "cháu đang nặn ngọn hải đăng ngoài biển". Ảnh: Đình Tuân Trẻ em vùng cao thiếu thốn nhiều thứ kể cả sân chơi. Những buổi được nghỉ học, nếu không tự tạo được các trò chơi, trẻ em ở các bản làng vùng cao Na Bè, Xá Lương (Tương Dương) chỉ thơ thẩn ở các chân cầu thang nhà sàn. Ảnh: Đình Tuân
Tuy cuộc sống nhiều thiếu thốn, thiệt thòi nhưng nụ cười, niềm vui vẫn luôn hiện hữu trên những gương mặt của trẻ em vùng cao. Ảnh: Đình Tuân