"Tại diễn đàn này, tôi xin nêu rằng, Thủ tướng cùng hệ thống chính trị xử lý quyết liệt tình trạng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp"...

resize_images1747511_12.jpgThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. HCM): Thủ tướng cho biết giải pháp bào để đảm bảo nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập sâu rộng?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nhập sâu rộng nhưng độc lập tự chủ nền kinh tế là vấn đề mà các quốc gia cũng như Việt Nam luôn đặt ra. Đó là trước hết không phụ thuộc một thị trường, một đối tác. 

Trên tinh thần như vậy, chúng ta có nhiều biện pháp để xây dựng nền kinh tế độc lập, tử chụ, trong đó có tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng thể chế, phát triển thế mạnh của Việt Nam (nông nghiệp, du lịch,..), mở rộng thị trường để không bị lệ thuộc...

Bác Hồ từng nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, thì tự chủ về kinh tế cũng rất quan trọng trong điều kiện hội nhập hiện nay. Chúng ta luôn luôn chủ động để đạt điều này.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau): Sau 7 tháng hoạt động, qua 2 ngày trả lời chất vấn của một số thành viên Chính phủ, Thủ tướng có đánh giá gì về các thành viên Chính phủ? 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ mới chưa được 7 tháng, nhưng qua trả lời chất vấn và qua công việc cụ thể cho thấy tập thể đoàn kết, trên dưới một lòng thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ.

Các thành viên hiệp lực với nhau. 5 ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng trên một bàn tay. Các thành viên Chính phủ, có đồng chí xuất sắc, có đồng chí mới cần nỗ lực, nhưng tinh thần là đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, có quy chế, công khai minh bạch. Thông điệp, tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động thì các thành viên cũng phải liêm chính, kiến tạo. 

Tôi tin tưởng rằng với sự giám sát của Quốc hội, dưới sự điều hành trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ thì các thành viên Chính phủ sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội): Tài sản công sử dụng lãng phí, kém hiệu quả và Chính phủ có chủ trương biến tài sản này thành phát triển. Thủ tướng cho biết có giải pháp gì để thực hiện chủ trương. Về 5 dự án thua lỗ lớn, Thủ tướng khẳng định về vấn đề này, quan điểm xử lý với dự án trên?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tôi công nhận vấn đề sử dụng tài sản công từ đất đai đến xe cộ, trụ sở còn nhiều hạn chế. Chính phủ có Chỉ thị và đang thảo luận về Luật về vấn đề này. 

Trước mắt có hệ thống tiêu chuẩn định mức công bố công khai để người dân biết, theo dõi. Cần có hình thức, như khoán kinh phí xe công và điều quan trọng nhất là đơn vị nào, cơ quan nào để lãng phí thì người đứng đầu chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước nhân dân. Việc giám sát của cơ quan dân cử cũng rất quan trọng.  Đây là khâu yếu nên cần quan tâm nhằm đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Về 5 nhà máy thua lỗ, theo yêu cầu của Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội. Chúng ta không dùng tiền thuế của dân bù cho lỗ các dự này. 

Còn việc giải quyết, thời gian tới, với tinh thần cắt lỗ, sử dụng hiệu quả có thể bán khoán, cho thuê, thậm chí phá sản để giảm thua lỗ, không tạo gánh nặng của nền kinh tế. 

Từng dự án Chính phủ sẽ xem xét hết sức cụ thể để có hiệu quả tốt nhất và báo cáo kết quả xử lý dự án này với Quốc hội thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của các ĐBQH

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Thủ tướng có thể cho biết giải pháp phát triển du lịch của Việt Nam?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Du lịch có tiềm năng rất lớn, là mũi nhọn kinh tế, đóng góp của du lịch phải từ 7-10% GDP, tuy nhiên ta đạt chưa yêu cầu, thấp hơn so với khu vực.

Về biện pháp, phải có cộng đồng văn minh làm du lịch. Có thể ta còn nghèo, hạ tầng còn kém nhưng cần hoạt động văn minh, không ăn xin, lôi kéo khách; có thể chế tốt trong ưu tiên phát triển du lịch, có công tác xúc tiến quảng bá. Nhân lực làm du lịch là yêu cầu cần thiết trong điều kiện du khách đa dạng như hiện nay.

Đại biểu Lê Quân (Hà Nội): Tái cấu trúc nợ xấu và ngân hàng yếu kém là khó khăn, vậy Thủ tướng có giải pháp đột phá nào để giải quyết? 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Vấn đề nợ xấu hiện nay theo sổ sách kế toán chưa đầy đủ, đây là bài toán đặt ra cho nền kinh tế. 

Về xử lý nợ xấu, bên cạnh hoàn thiện khung khổ pháp lý cho VAMC, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ không để phát sinh nợ xấu mới; minh bạch trong giải quyết nợ xấu.

Cùng với đó có biện pháp đồng bộ hơn để nợ xấu được minh bạch, được giải quyết trong điều hành kinh tế để giảm dần. Chúng tôi đang xây dựng đề án toàn diện xử lý nợ xấu, để làm “cục máu đông” này nhỏ đi, để điều hành nền kinh tế an toàn hơn.

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên): Cử tri, nhân dân đồng tình, ủng hộ với thái độ trách nhiệm và thông điệp mà Thủ tướng đưa ra. Tuy vậy, cử tri quan tâm, lo lắng, bất bình trước thực trạng kỷ luật kỷ cương không nghiêm; một bộ phận cán bộ tha hoá, biến chất, trong đó có người ở cương vị lãnh đạo quản lý. Thủ tướng có quyết tâm quyết liệt chấn chỉnh thực trạng trên và giải pháp nào?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tại diễn đàn này, tôi xin nêu rằng, Thủ tướng cùng hệ thống chính trị xử lý quyết liệt tình trạng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, để tạo niềm tin cho toàn dân, toàn quân trong chống tham nhũng, tiêu cực. Vì nhân dân mà loại bỏ cán bộ hư hỏng, thoái hoá ra khỏi bộ máy. Đây là yêu cầu cấp bách nên cần chủ trương, biện pháp cụ thể. 

Chúng tôi ký Chỉ thị mới nhất về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Giáo dục rèn luyện đạo đức cho cán bộ, như Bác Hồ đã nói cán bộ lấy đức làm gốc. Vì thế xử lý nghiêm khắc cá nhân, tập thể vi phạm. Đó là hình thức pháp trị cần thiết trong tình hình hiện nay, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.

Cùng với đó là công khai minh bạch, quyền lực phải được kiểm soát. Có cơ chế quản lý hạn chế thấp nhất tình trạng xin-cho, nhất là liên quan tài chính, ngân sách, tài nguyên, đất đai.. Tiếp tục cải cách tiền lương, giảm biên chế là việc hết sức cần thiết.

Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội thảo luận thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm về các báo cáo của Chínhphủ và thông qua các Nghị quyết như về dự toán ngân sách, đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm...

Trong những tháng qua, với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, Chính phủ quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng XII, Nghị quyết của Quốc hội, khắc phục yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc và giải quyết những vấn đề cấp thiết như ô nhiễm môi trường, hạn hán...

Cùng với đó là nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý điều hành; siết chặt kỷ luật kỷ cương, chống lợi ích nhóm (nhất là trong cổ phần hoá)...
Thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng... Nghiên cứu xử lý những vấn đề vĩ mô, đồng thời giải quyết vấn đề cấp bách.

Tại kỳ họp này, Đại biểu có nhiều câu hỏi chất vấn các thành viên Chính phủ. Chính phủ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu và nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, của Quốc hội.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN