Bỡ ngỡ khi đi xin việc
Trần Thị Hiền là sinh viên vừa tốt nghiệp Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Vinh. Gặp Hiền tại buổi lễ trao bằng tốt nghiệp, tân cử nhân ngành Luật khẳng định, sau khi tốt nghiệp sẽ vào miền Nam lập nghiệp. Tuy nhiên, dù có tấm bằng tốt nghiệp loại khá nhưng Hiền chưa thực sự tự tin để đi xin việc vì em tự nhận thiếu kinh nghiệm về chuyên môn mà mình đang học và các kiến thức trang bị được chủ yếu đều là lý thuyết.
Trước đó, trong 4 năm sinh viên, Hiền cũng đi làm thêm nhưng chủ yếu là bán hàng. Vì thế khi vào Nam, Hiền bảo cũng sẽ đi làm một nghề phụ như bán hàng, quản lý các cửa hàng hoặc một công việc bất kỳ nào đó để có thể có thêm thu nhập. Song song với đó, Hiền sẽ đi học thêm tiếng Trung để trang bị thêm kỹ năng ngoại ngữ cho mình.
“Em cũng khá tiếc vì trong thời gian học tại trường, chúng em chưa trang bị đủ các kỹ năng cơ bản nên kinh nghiệm thực tế của em không nhiều. Trước khi ra trường, các thầy cô cũng hướng dẫn cho chúng em về cách làm hồ sơ xin việc và một số kỹ năng cơ bản nhưng vẫn còn chung chung, chưa hướng dẫn cho chúng em chi tiết, cụ thể nên hiện tại nếu đi phỏng vấn bọn em khá bỡ ngỡ”.
“Chúng tôi xem hội chợ là một bước thử để sinh viên tự đánh giá lại bản thân mình và đúc rút các kinh nghiệm. Thực tế, so với nhiều tỉnh thành khác thì sinh viên của chúng ta thường yếu về ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các em còn thiếu một số kỹ năng mềm như giao tiếp, trả lời phỏng vấn, kỹ năng hoạt động nhóm... Trước đó, xác định kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng cho sinh viên trước khi ra trường nên hai năm nay nhà trường cũng giao cho khoa sư phạm soạn giáo án và đưa môn kỹ năng thành một môn học chính thức”.
Hiện nhiều ý kiến cũng cho rằng, sinh viên thất nghiệp là do thiếu thị trường lao động. Trong khi đó, điều này chưa thực sự đúng, nhất là trong thời điểm hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang “khát” nhân lực.
“Hiện nay, chúng tôi có rất nhiều đơn hàng dành cho các sinh viên tốt nghiệp các ngành xây dựng, điện - điện tử, công nghệ thông tin và có rất nhiều chính sách dành cho lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn rất khó khăn”.
Qua kinh nghiệm nhiều năm tuyển dụng, ông Trần Vĩnh Quý cũng cho rằng, để có công việc tốt thì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đi làm thêm hay tham gia một dự án học tập… Ngoài ra, khi đã nhận công việc thì phải làm với trách nhiệm cao nhất và phải thực sự kiên nhẫn. Thậm chí, không nên nề hà những công việc nhỏ vì có thể là đơn vị tuyển dụng đang muốn thử thách hoặc đừng chú trọng quá nhiều đến mức lương mà nên chọn công việc phù hợp và đúng với năng lực, đam mê của mình.