(Baonghean.vn) - Cần có hội thảo đánh giá của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo, phụ huynh, học sinh thật nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chứ không nên đưa thí sinh tiếp tục làm thí nghiệm kiểu “chuột bạch”...

Thăm dò ý kiến
POLL_DESCRIPTION
INPUT_TYPE ITEM_DESCRIPTION
Trưng cầu ý kiến
POLL_DESCRIPTION
  • ITEM_DESCRIPTION
bg-poll.jpgPOLL_DESCRIPTIONPOLL_OPTIONVOTE_PERCENT%VOTE_COUNT phiếuTổng cộng: POLL_TOTAL phiếu
7846

» Tham khảo đề thi tổ hợp vào lớp 10 của các tỉnh

 » Băn khoăn, lo lắng với đề thi tổ hợp vào lớp 10 ở Nghệ An

Tại thời điểm bước vào đầu năm học mới với nhiều lo toan bộn bề, thì các giáo viên, phụ huynh, học sinh lại đón nhận thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, đó là từ năm học 2017 - 2018, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Nghệ An, ngoài 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, môn thứ 3 sẽ là môn tổ hợp theo hình thức trắc nghiệm.

Ảnh minh hoạ.

Chưa nói đến quá trình triển khai và tính khả thi của quy định này khi đi vào thực tiễn, trước hết, hãy nhìn nhận lại kỳ thi THPT Quốc gia vừa rồi được tổ chức theo hình thức đó với nhiều ưu nhược điểm và nhiều đánh giá đa chiều, trái chiều. Để khẳng định kỳ thi đó thành công là quá vội vàng, và việc duy trì kỳ thi đó trong nhiều năm tiếp theo thì không khả thi.

Cho nên, áp dụng hình thức đó vào kỳ thi vào lớp 10 THPT thì cần có hội thảo đánh giá của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo, phụ huynh, học sinh thật nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chứ không nên đưa thí sinh tiếp tục làm thí nghiệm kiểu “chuột bạch”.

Với môn Toán, Ngữ Văn sẽ thi theo hình thức tự luận là điều chắc chắn, còn các môn khác sẽ được tổ hợp theo hình thức trắc nghiệm thì cần có sự đánh giá, trao đổi thật cẩn trọng. Đối với môn Tiếng Anh, cần bắt buộc thi trắc nghiệm riêng như lâu nay đã làm. Còn để tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thì theo ý kiến cá nhân, các môn Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục công dân có thể thi trắc nghiệm, còn các môn Lý, Sử thì không nên thi trắc nghiệm.

Mục đích, ý nghĩa thi trắc nghiệm là nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho thí sinh làm và chấm thi, tạo ra sự công bằng, khách quan với nhiều mã đề nhưng nhược điểm lớn nhất của nó chính là sự chính xác trong đánh giá trình độ, phân loại thí sinh khi các mã đề cho các thí sinh với nội dung khác nhau. Thi trắc nghiệm với thời gian ngắn nên thí sinh chỉ cần thành thạo kỹ năng và chọn đáp án có thể ngẫu nhiên, còn về tư duy kiến thức thì không thể đánh giá được thí sinh. Vẻ đẹp của bài toán là phương pháp giải và trình bày giải bài toán chứ không phải kết quả, còn trắc nghiệm thì chỉ cần kết quả đúng.

Điều này dẫn đến thực trạng đáng buồn là thí sinh rất thành thạo máy tính, nhưng tính nhẩm không được, viết văn không ra câu cú ngữ pháp, viết được rất ngắn, kỹ năng làm thì thành thạo nhưng tư duy kiến thức thì hời hợt, thiếu hụt, yếu kém. Cho nên rất nhiều thí sinh vào được THPT, Đại học, Cao đẳng mà không có chất lượng, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình dạy học trong các trường và nhân lực cho xã hội sau này.

Chính vì vậy theo tôi, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT có phương án như sau: Thi tự luận bắt buộc Toán, Ngữ Văn; thi trắc nghiệm bắt buộc Tiếng Anh; thi tự luận Vật lý và Lịch sử; còn có thể tổ hợp thi trắc nghiệm 4 môn Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục công dân. Về hình thức thi, số môn thi và nội dung thi sẽ được nghiên cứu, trao đổi cụ thể để sớm đưa ra quy định cho giáo viên, học sinh biết thực hiện.

Tất nhiên, đây chỉ là một phương án chủ quan của cá nhân, cần có hội thảo để đánh giá, trao đổi, hợp tác, đồng thuận giữa Sở GD&ĐT với các nhà khoa học, nhà giáo để tìm ra phương án tối ưu nhất, đảm bảo lâu dài, ổn định cho kỳ thi. Khi đó chỉ cần xử lý kỹ thuật các mốc thời gian trong lịch thi hợp lý, đảm bảo nội dung các đề thi cho chính xác, phù hợp mà vẫn phân loại được thí sinh, đáp ứng được nhu cầu chất lượng tuyển sinh vào các trường THPT.

Đồng thời, giúp cho thí sinh vừa có được kỹ năng, lại có tư duy kiến thức trong quá trình học, làm tốt bài trong các kỳ thi và đáp ứng được mục tiêu giáo dục, nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, để hoàn thiện kỳ thi tuyển sinh vào THPT, cần chuẩn bị chu đáo ngân hàng đề thi trắc nghiệm và tự luận vừa phong phú, đa dạng, vừa chất lượng. Đặc biệt sử dụng công nghệ thông tin vào việc nhập dữ liệu, chấm thi và xử lý dữ liệu để cho ra kết quả chính xác, công bằng, thống nhất, đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn của thí sinh và yêu cầu xét tuyển của các trường THPT.

Trần Anh Nghĩa

Giảng viên Trường Đại học Vinh

TIN LIÊN QUAN