(Baonghean.vn) - Ngày 4/5/1962, Đại hội Liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III, long trọng khai mạc Thủ đô Hà Nội. Trong không khí vui vẻ, Bác Hồ đến dự và nói chuyện. Mọi ngành nghề, mọi người đều ra sức “Thi đua làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt”...

 

Miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa đều tiến bộ rõ rệt. Công tác thi đua lúc bấy giờ là tạo cơ sở, tiền đề cho miền Nam “thêm hăng hái đấu tranh, Tổ quốc ta mau đếnn gày thống nhất” như lời Bác tại Đại hội...

 

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, quân Mỹ leo thang ra miền Bắc, chúng đã bị quân và dân miền Bắc đánh trả quyết liệt, tính đến Đại hội Thi đua quyêt tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của các lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức vào ngày 10-8-1965, đã có 449 máy bay Mỹ bị ta bắn rơi, nhiều phi công bị ta bắt sống. Tại đại hội, Bác Hồ đến dự và có bài nói chuyện ngắn gọn. Bác biểu dương khen ngợi tỉnh Quảng Bình, đảo Cồn Cỏ, đội cao xạ Nguyễn Viết Xuân, phân đội bảy Hải quân đã có cố gắng lớn đạt thành tích nhiều mặt. Mặc dầu vậy, Bác cũng nhắc nhở, có thành tích thì phải nhớ đó là những thành tích bước đầu, không được phép chủ quan tự mãn; phải từ những thành tích bước đầu để cố gắng hon nữa.

 

Thi đua làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt ảnh 1Bác Hồ kêu gọi cán bộ chiến sĩ, nhân dân miền Bắc thi đua “một người làm việc bằng hai" vì miền Nam ruột thịt tại Hội nghị chính trị đặc biệt (Hà Nội 1964).Điều quan trọng là Bác đã phát động phong trào thi đua ngay tại đại hội này. Đối tượng thi đua là các lực lượng vũ trang nhân dân, mục tiêu thi đua mang tính đặc thù, cụ thể, đấy là tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; vừa chiến đấu vừa huấn luyện giỏi. Kỷ luật, đoàn kết nội bộ quân dân; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ chiến sĩ trong mọi tình huống. Nếu đồng lòng quyết tâm cao thì từ một địa phương và ba đơn vị gương mẫu nhất kỳ này, các địa phương, các đơn vị khác sẽ học tập, thi đua, nhờ đó mà có thêm nhiều tấm gương mới, càng xứng đáng hơn là những con dân của một dân tộc anh hùng !

 

Xin nêu vài dẫn chứng: Chỉ hai ngày sau Đại hội thi đua, tỉnh Nghệ An đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 100. Ngày 12/8/1965, Nghệ An được Bác Hồ gửi thư khen và khích lệ. Chiến công của mẹ Suốt gắn với dòng sông Nhật Lệ (Quảng Bình), chèo đò đưa cán bộ qua sông dưới mưa bom bạo đạn quân thù. Tình cảm của mẹ với đất nước, qua thơ Tố Hữu mới tự nhiên và đẹp đẽ làm sao: Gan chi gan rứa mẹ nờ ?/ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai / Chẳng bằng con gái con trai/Sáu mươi còn một chút tài đò đưa…(Bài “Mẹ Suốt”, tháng 1-1965).

 

Có thể nói, từ những năm đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cho đến nhiều năm tháng tiếp theo, không chỉ ở miền Bắc nước ta, không kể hết những phong trào thi đua yêu nước trong hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, các giới...

 

             Bác Hồ nói chuyện với đại biểu trí thức tại hội nghị Thi đua ái quốc.Thi đua trong miền Bắc, và thi đua giữa miền Bắc với miền Nam. Hình thức thi đua chủ yếu qua hàng loạt phong trào. Lực lượng vũ trang nhân dân có các phong trào“Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Quyêt tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; Nông dân có “Đại Phong”; Công nhân có “Duyên Hải”, “Chắc tay súng vững tay búa”; Thanh niên có “Ba sẵn sàng”; Phụ nữ có “Ba đảm đang”; Thiếu niên nhi đồng có “Làm nghìn việc tốt”. Mọi ngành nghề, mọi người đều ra sức “Thi đua làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt”...

 

Dưới bàn tay dẫn dắt của Đảng và Bác Hồ, các phong trào thi đua liên tục được dấy lên rầm rộ với tinh thần “ai ai cũng thi đua, ai ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc” (Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngày 11-8-1946),chẳng những đã đưa cách mạng nước ta giai đoạn này đến thắng lợi cuối cùng, mà từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho các phong trào thi đua ái quốc trong thời chiến và cả trong thời bình ngày nay .

Kim Hùng