Theo đó, mẫu xét nghiệm bệnh phẩm lợn ốm của các hộ dân ở xã Mường Típ (Kỳ Sơn) kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được xác định tại 3 hộ chăn nuôi: Seo Phò Phết, Cụt Văn Quang và Hòa Phò Diện ở xã biên giới Mường Típ.
bna_xa_muong_tip_anh_qa6863705_2152019.jpgXã biên giới Mường Típ, huyện Kỳ Sơn đang ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi. Đồ họa: Xuân Hoàng
Trong chiều nay, Phòng Nông nghiệp huyện và cơ quan Thú y huyện trực tiếp vào địa bàn xã Mường Típ để thống kê số lượng lợn, tiến hành tiêu hủy lợn bị dịch, phối hợp với chính quyền xã triển khai các giải pháp phòng chống dịch tại địa phương.

Khó khăn đối với Kỳ Sơn là địa hình rộng, phân tán, nhận thức của người dân còn hạn chế, cùng đó là tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông của đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước mắt, huyện cử cán bộ nông nghiệp, thú y trực tiếp vào chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Theo đó, chỉ đạo xã Mường Típ lập 1 chốt chặn và Mường Ải là xã giáp ranh lập 1 chốt chặn trên trục đường chính.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn

Tại huyện Anh Sơn, đàn lợn của gia đình ông Hoàng Trường Kỳ ở khối 6B, thị trấn Anh Sơn có 7 con xuất hiện triệu chứng sốt, bỏ ăn, phân táo bón, đi xiêu vẹo và chết. Sau đó đàn lợn tiếp tục phát bệnh lên đến 12 con.
Sau khi nhận được tin báo, cán bộ thú y huyện Anh Sơn đã tiến hành kiểm tra đàn lợn và lấy mẫu gửi về Chi cục Thú y vùng III để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, đàn lợn chết tại gia đình ông Kỳ dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Trang trại của gia đình ông Hoàng Trường Kỳ ở khối 6B, thị trấn Anh Sơn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Thái Hiền
Được biết trang trại chăn nuôi của gia đình ông Kỳ nằm cạnh bãi rác thải thị trấn Anh Sơn. Lợn được gia đình ông Kỳ chăn nuôi theo kiểu thả rông ngay tại khu vực đổ rác thải, rất có thể mầm bệnh từ nguồn rác thải sinh hoạt của người dân.

Ngay sau khi phát hiện và xét nghiệm đàn lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, huyện Anh Sơn đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ tổng đàn lợn tại hộ có gia súc bị bệnh gồm 28 con, trọng lượng 1.383 kg. Đồng thời tăng cường rắc vôi, phun hóa chất để ngăn chặn dịch lây lan... 

Ông Nguyễn Xuân Ưng- Trưởng trạm thú y huyện Anh Sơn

Ngay sau khi phát hiện dịch, huyện Anh Sơn đã tiếp tục cấp 400 lít cho công tác phòng chống dịch đột xuất. Ảnh: Thái Hiền

Toàn huyện Anh Sơn 57.600 con lợn, chủ yếu tập trung tại 21 trang trại chăn nuôi lớn và hàng trăm gia trại lớn nhỏ trên địa bàn. Trước thời điểm xảy ra dịch, huyện Anh Sơn đã cấp trên 400 lít hóa chất cho 21 xã thị để phòng trừ dịch bệnh. Ngay sau khi phát hiện dịch huyện đã tiếp tục cấp 400 lít cho công tác phòng chống dịch đột xuất.

Hiện nay huyện Anh Sơn đang lập 2 chốt chặn ở hai đầu huyện, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên địa bàn, nghiêm cấm buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch...