(Baonghean.vn) - Vào dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Năm loại quả, mỗi quả một ý nghĩa, một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh đẹp theo ước nguyện của gia chủ trong năm mới.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết theo truyền thống hồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy được cho là cấu thành nên vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc Tổ tiên.

Mâm ngũ quả. Ảnh: Internet.
Mâm ngũ quả. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi Xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà, Tổ tiên.

Năm là số quả trong mâm tượng chưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. 

Chọn quả theo ý nguyện

* Theo màu sắc:Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc khác nhau của 5 loại quả thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên Tổ tiên:

*Màu xanh tượng trưng Đông phương,

*Màu vàng tượng trưng Trung phương,

*Màu đỏ tượng trưng Nam phương,

* Màu trắng tượng trưng Tây phương,

*Màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.

Ảnh: Internet.

* Theo tên gọi:

· Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

· Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

· Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

· Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

· Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

· : Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

· Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

· Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

· Táo: Phú quý, giàu sang.

· Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

· Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

· Quả trứng gà: Lộc trời cho.

· Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

· Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

· Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

- Không nên rửa quả: Việc rửa sẽ làm cho quả sớm bị héo hoặc thối hỏng nếu có chỗ đọng nước. Chỉ nên dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Đối với bưởi và phật thủ bạn có thể dùng nước sạch pha với chút rượu lau để quả có mùi thơm.

- Không nên chọn quả chín: Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá, chuối nhất định phải là chuối xanh để đủ cứng, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành.

Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, Tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 7, 9 hay thậm chí nhiều hơn, tuy nhiên vẫn là số lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. 

Một số hình ảnh bày trí mâm ngũ quả ngày Tết

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN