(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua. 

1. Sập cần trục tại Thánh đường Mecca, hàng trăm người chết và bị thương

Ít nhất 107 người chết khi một cần trục hôm nay sập xuống Đại Thánh đường ở Mecca, Arab Saudi, nơi có thánh đường Hồi giáo linh thiêng nhất thế giới. 

Theo thông báo trên tài khoản Twitter, cơ quan phòng vệ dân sự Arab Saudi cho biết ít nhất 107 người chết và 238 người bị thương sau khi cần trục sập xuống Đại Thánh đường. Cơ quan này xác nhận số người chết và số người bị thương tiếp tục tăng.

Ít nhất 107 người chết và hơn 230 người bị thương sau vụ sập cần trục. Chiếc sập xuống chỉ là một trong số nhiều cần trục xung quanh Đại Thánh đường trong lúc hoạt động xây dựng đang diễn ra. Nguồn: Reuters
Ít nhất 107 người chết và hơn 230 người bị thương sau vụ sập cần trục. Chiếc sập xuống chỉ là một trong số nhiều cần trục xung quanh Đại Thánh đường trong lúc hoạt động xây dựng đang diễn ra. Nguồn: Reuters
Vụ tai nạn xảy ra lúc 17h23, khi một lượng lớn tín đồ tập trung để cầu nguyện ngày thứ Sáu. Số người chết và người bị thương tiếp tục gia tăng trong suốt buổi tối. Nguồn: AFP

Đài truyền hình Al Arabiya trước đó đưa tin cần trục sập vì bão mạnh. Phía tây Arab Saudi những ngày qua đang phải trải qua bão cát mạnh. 

Hoàng tử Khalid al-Faisal, Thống đốc vùng Makkah, nơi Mecca là thủ phủ, đã ra lệnh mở cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn. 

Quốc vương Arab Saudi Salman bin Abdulaziz (chính giữa) hôm qua lắng nghe Hoàng tử Khaled al-Faisal (thứ hai từ trái sang) trong chuyến thị sát hiện trường tai nạn tại Mecca. Nguồn: AFP
Ngay trước vụ tai nạn, thành phố Mecca hứng chịu một lượng mưa lớn bất thường và gió lên tới 83 km/h, giới chức cho biết. Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần trước lễ hành hương thường niên của người Hồi giáo. Hàng triệu người theo đạo Hồi từ khắp thế giới sẽ đổ về thành phố linh thiêng này từ ngày 21/9 đến 26/9. Nguồn: AFP
Các nhân viên cứu hộ nhanh chóng tới hiện trường xử lý với một lượng lớn người thương vong. Mặc dù đã có mặt nhanh chóng nhưng sự việc diễn ra quá đột ngội vào giờ cao điểm khiến thương vong số lượng lớn là không thể tránh khỏi. Nguồn: AFP

Là một trong những thánh đường linh thiêng nhất thế giới, Lễ hành hương này là một trong những sự kiện tụ tập tôn giáo lớn nhất thế giới. Nó cũng từng trải qua những thảm họa trong quá khứ, chủ yếu là do giẫm đạp khi người hành hương muốn nhanh chóng hoàn thành nghi lễ và trở về nhà. Hàng trăm người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp năm 2006.

Dự án mở rộng thánh đường do cố Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz phát động năm 2011. Đầu năm nay, Quốc vương Salman bin Abdulaziz thêm 5 dự án xây dựng, trong hoạt động mở rộng đền nhằm đón hơn 1,6 triệu tín đồ. Dự án bao phủ 1,47 triệu m2 do tập đoàn Binladin Group tiến hành với chi phí 26,6 tỷ USD. 

2. Đảng cầm quyền thắng cử ở Singapore

Gần 2,5 triệu dân Singapore hôm thứ sáu vừa rồi đã đi bỏ phiếu bầu 89 thành viên trong quốc hội nước này.

Đây là lần đầu tiên tất cả 89 ghế trong quốc hội đều được tranh cử kể từ khi Singapore độc lập năm 1965. Quốc hội Singapore chọn 76 ghế từ 16 khu vực bầu cử đại diện nhóm (GRC) và 13 ghế từ 13 khu vực bầu cử một thành viên (SMC).

Toàn bộ 10 đảng phái chính trị ở Singapore đều có ứng viên tham gia tranh cử. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long tranh cử toàn bộ 89 ghế.

Cử tri Singapore xếp hàng bỏ phiếu sáng ngày 11 vừa rồi NGuồn: Reuters

Đến sáng hôm nay, kết quả đã được công bố. Đảng Hành động Nhân dân của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử này, qua đó giành quyền thiết lập chính phủ mới.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ăn mừng cùng người ủng hộ sau khi có kết quả bầu cử Nguồn: Reuters

"Tôi rất vui mừng về kết quả bầu cử. Chúng tôi giành được 83 ghế",Channel News Asia dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trong cuộc họp báo sáng sớm nay sau khi có kết quả kiểm phiếu. "Đó là kết quả tốt cho đảng Hành động Nhân dân (PAP) và là kết quả tuyệt vời cho Singapore".

69,86% số phiếu bầu ủng hộ PAP, cao hơn gần 10% so với cuộc bầu cử năm 2011. Đảng Công nhân (WP) đối lập giành được 6 trong tổng số 89 ghế quốc hội.

 3. Băng đảng Mafia lớn nhất Nhật Bản tan đàn xẻ nghé

Hàng nghìn thành viên của Yamaguchi-gumi, băng đảng mafia lớn nhất Nhật Bản, đã tách ra thành một nhóm mới vào đầu tuần vừa rồi do mâu thuẫn với kẻ đứng đầu. 

Kyodo News cho hay nhóm tội phạm mới thành lập do Kunio Inoue, thủ lĩnh 67 tuổi của Yamaken-gumi, một băng đảng với khoảng 2.000 thành viên đóng ở thành phố cảng phía tây Kobe, đứng đầu.

Kunio Inoue, thủ lĩnh của nhóm tội phạm mới tách ra từ Yamaguchi-gumi Nguồn: Tokyo Reporter

Kyodo News cho hay nhóm tội phạm mới thành lập do Kunio Inoue, thủ lĩnh 67 tuổi của Yamaken-gumi, một băng đảng với khoảng 2.000 thành viên đóng ở thành phố cảng phía tây Kobe, đứng đầu.

Nhóm này tự xưng là Kobe Yamaguchi-gumi và sẽ tiếp tục sử dụng logo của nhóm cũ, một động thái có khả năng gây ra bất hòa lớn giữa hai bên.

Từ tháng trước, có những tin đồn rộ lên rằng Yamaguchi-gumi sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập bằng việc cắt đứt quan hệ với 13 trong số 72 phe phái. Điều này khiến cảnh sát lo ngại một làn sóng bạo lực sẽ diễn ra khi các bên đấu đá, tranh giành lãnh thổ.

Shinobu Tsukasa (giữa) thủ lĩnh hiện nay của Yamaguchi-gumi. Tsukasa, người trở thành thủ lĩnh thứ 6 của Yamaguchi-gumi cách đây 10 năm, được cho là ưu ái hơn với các thành viên của Kodo-kai, chi nhánh ở Nagoya mà y thành lập năm 1984. Nguồn: Independent

Cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động cao, tuần tra các văn phòng của Yamaguchi-gumi và nhà của các thành viên trong nhóm. Họ cũng sử dụng các nguồn tin mật để tìm hiểu những ai ủng hộ và phản đối đại ca Shinobu Tsukasa. 

Các thành viên Yamaguchi-gumi tại Kobe năm 1988. Nguồn: Asahi Shimbun

4. EU đề xuất kế hoạch phân bố người tị nạn

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hôm giữa tuần đã đề xuất kế hoạch phân bổ 160.000 người di cư trong số các nước thành viên, khi cuộc khủng hoảng tị nạn đang ngày càng trầm trọng.

Số người tị nạn dự kiến được phân bổ cho mỗi nước EU Nguồn: WallStreetJournal

Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, hôm qua nói trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp. "Các nước thành viên nơi người tị nạn đặt chân đến đầu tiên, hiện là Hy Lạp, Hungary và Italy, không thể bị bỏ mặc phải tự xử lý thách thức khổng lồ này". 

Ông Juncker cho biết số người tị nạn chỉ chiếm 0,11% dân số châu Âu, trong khi số người tị nạn chiếm 25% dân số Lebanon. Theo đề xuất phân bổ người tị nạn, chủ tịch cho hay các nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ phải nhận thêm hơn 120.000 người xin tị nạn nữa từ những vùng đang có chiến sự ở Trung Đông và Bắc Phi. 

Liên quan đến sự kiện này, Bộ trưởng giao thông Đức hôm nay chỉ trích "sự thất bại hoàn toàn" của Liên minh châu Âu khi không bảo vệ được biên giới, và kêu gọi biện pháp ngăn dòng người di cư kỷ lục.  Ông Dobrindt cũng cảnh báo Đức đã "chạm tới giới hạn về sức chứa", một ngày sau khi 12.200 người tị nạn đặt chân đến thành phố Munich, miền nam nước này. Đây là một điểm đến chủ chốt.

Ông Alexander Dobrindt, Bộ trưởng giao thông Đức chỉ trích EU vì không ngăn được dòng người di cư khổng lồ sang châu Âu Nguồn: Reuters
Cuộc khủng hoảng di cư vẫn đang tiếp tục và chưa có dấu hiệu kết thúc Nguồn: AFP

Nhật Minh (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN