(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua:

1. Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ của 5 ứng cử viên Đảng Dân chủ

Tối 13/10 theo giờ Mỹ, 5 ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 của đảng Dân chủ là Hillary Clinton, Bernie Sanders, Martin O'Malley, Jim Webb và Lincoln Chafee bước vào phiên tranh luận đầu tiên trên truyền hình. 

images1398167_1.3.jpgBà Hilary Clinton là ngôi sao của buổi tranh luận với những tuyên bố đanh thép: "Tôi là một người theo tư tưởng tiến bộ. Những gì tôi đã nói là tôi sẽ làm được". Bà Clinton khẳng định bà luôn nhìn vấn đề thực tế từ những gì đang xảy ra trên thế giới. Ảnh: CNN
Theo khảo sát sau tranh luận của CNN, ứng cử viên Clinton giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhất gần 50 %, tiếp sau là Thượng nghị sĩ Sanders ( 32%) và đứng thứ 3 là Phó Tổng thống Joe Biden 17%. Một cuộc điều tra của Reuters mới đây cho thấy 48% cử tri Đảng Dân chủ muốn ông Biden ra tranh cử để thi đấu với bà Clinton. Ảnh: NY Times

 2. Diễn biến mới cuộc chiến chống IS tại Syria 

Tại chiến trường Syria, Nga vẫn đang tiếp tục khiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS khốn khổ bằng những trận không kích ác liệt. Bằng việc liên tục không kích IS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trở thành thần tượng ở Syria và các nước Trung Đông.

Theo Nga thống kê, chỉ trong vòng hơn hai tuần kể từ khi bắt đầu không kích IS, Nga đã tiêu diệt được 380 mục tiêu. Hình ảnh máy bay tiêm kích Su 30 và Su 25 của Nga đang "gieo sầu" cho IS. Ảnh: RT
Một trong số những căn cứ của IS trở thành đống đổ nát. Ảnh: Reuters
Theo Christian Science Monitor, lãnh đạo Nga dường như có mục đích sâu xa là làm cho Nga hiện lên quyết đoán hơn khi so sánh với Mỹ, khiến các nước trong khu vực cân nhắc lựa chọn xem họ muốn làm đối tác với bên nào. Ảnh: RT

3. Hungary đóng cửa biên giới với Croatia 

Quyết định này của chính quyền Bundapest nằm trong nỗ lực ngăn chặn dòng di dân tràn vào nước này để tìm đường tới Tây Âu. Hungary là nước được nhiều di dân chạy trốn khỏi xung đột ở Trung Đông và châu Phi lựa chọn như một điểm trung chuyển. Họ tới đây để tiếp tục hành trình tới Đức vào Áo. 

Ông Szijjarto Peter, ngoại trưởng Hungary nói rằng biện pháp trên là cần thiết để bảo vệ Hungary, khu vực tự do đi lại Schengen và cả châu Âu. Ảnh: HNews
Biên giới giữa Hungary và Croatia giờ đây đã được chặn bởi hàng rào và quân đội. Ảnh: Reuters

Hãng tin BBC đưa tin, sau khi Hungary có động thái trên, Croatia thông báo họ sẽ hướng dẫn cho người di cư tới Slovenia. Thủ tướng Slovenia ngày 17/10 khẳng định, quân đội nước này sẽ hỗ trợ lực lượng cảnh sát nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp tiến vào Slovenia.

4. Trung Quốc  "la làng" về vấn đề Biển Đông 

Hồi đầu tuần Trung Quốc đã khai mạc cuộc họp với các bộ trưởng Quốc phòng thuộc 10 nước ASEAN, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tuyên bố sẽ đưa tàu vào sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. 4 nước ASEAN cùng Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.  

Cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng của các nước ASEAN do Trung Quốc làm nước chủ nhà, nội dung chủ yếu nói về căng thẳng trên Biển Đông. Ảnh: SCMP
Tàu chiến Mỹ đang trên đường tiến vào Biển Đông, một phần là để thăm dò động thái Trung Quốc, và để thử thách tuyên bố không quân sự hóa mà ông Tập đưa ra trong chuyến thăm Mỹ. Ảnh: Reuters

Hiện không rõ Trung Quốc sẽ làm gì nhưng Tờ Global Times, thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng bài xã luận chỉ trích "những hành động khiêu khích và ép buộc liên tục" của Washington.

"Trung Quốc không cần khoan dung khi Mỹ xâm phạm vùng biển và không phận quanh những đảo đang cải tạo", bài xã luận viết, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Trung Quốc nên "sẵn sàng triển khai biện pháp đối phó tùy theo mức độ khiêu khích từ Mỹ".

Nhật Minh

(Tổng hợp)