Trước Tết Nguyên đán, nhiều vườn rau bán trú ở một số trường học vùng cao của huyện Kỳ Sơn đã được khai thác cho học sinh ăn. Đến thời điểm sau Tết, những vườn rau này chưa phát triển trở lại, trong khi đó các nguồn cung cấp thực phẩm sạch rất khó để đưa vào các trường vùng sâu, vùng xa khiến nhiều trường học lo lắng. Ảnh: Đào Thọ
 Hiện nay, những vườn rau ở các trường bán trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chưa phát triển trở lại, trong khi đó nguồn cung cấp thực phẩm sạch rất khó để đưa vào các trường vùng sâu, vùng xa khiến nhiều trường học lo lắng. Ảnh: Đào Thọ
Để giải quyết vấn đề này, các trường bán trú của huyện Kỳ Sơn đã tổ chức cho giáo viên bắt tay vào cải tạo vườn rau, nuôi gà, lợn. Tại trường PTDTBT THCS Nậm Típ (Kỳ Sơn), những luống rau bị hoang hóa đã được đào lên để trồng thay thế các loại rau mới. Ảnh: Đào Thọ
Một số trường đã đầu tư hệ thống nước tưới đảm bảo để tránh rau chết trong mùa khô hạn sắp tới. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Lô Khăm Phu – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: Các vườn rau chủ yếu theo mùa vụ và được trồng xen canh gối tiếp nhau nhằm đảm bảo cho học sinh ăn từ đầu năm đến cuối năm. Nếu  không trồng kịp thì chỉ trong khoảng 1 tháng nữa học sinh sẽ không đủ rau sạch để ăn. Ảnh: Đào Thọ
  
Ngoài việc trồng rau, nhiều trường học còn nuôi cả gà, lợn để đảm bảo nguồn thực phẩm cho học sinh bán trú. Theo thầy Nguyễn Công Danh - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Típ thì đây chủ yếu là giống gà, lợn bản địa thịt thơm ngon. Ảnh: Đào Thọ
 Ông Phan Văn Thiết - Trưởng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn là địa bàn có nhiều trường bán trú, chủ yếu các trường ở xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, bởi vậy, việc đáp ứng thực phẩm cho học sinh tại chỗ luôn được các thầy, cô quan tâm hàng đầu. Thời gian qua, ngành Giáo dục Kỳ Sơn đã động viên các thầy, cô giáo tự nguyện vào cuộc trồng rau, nuôi lợn, gà để hỗ trợ bữa ăn bán trú cho các em học sinh.  Trong ảnh: Nhờ sự vào cuộc của các thầy, cô giáo, bữa ăn của học sinh bán trú vùng cao luôn được đáp ứng đầy đủ rau, thịt sạch. Ảnh: Đào Thọ