P.V: Đồng chí có thể cho biết một số điểm hay ngập lụt nhất trong thành phố và nguyên nhân?
Đồng chí Trần Quang Lâm: Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Nghệ An hiện đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên có những bất cập về hạ tầng. Khi có mưa lớn kèo dài trên địa bàn thành phố có nhiều điểm ngập úng.
Đồng chí Trần Quang Lâm: Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Nghệ An hiện đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên có những bất cập về hạ tầng. Khi có mưa lớn kèo dài trên địa bàn thành phố có nhiều điểm ngập úng.
Những điểm hay ngập lụt nhất là ở các khu vực: Khu vực mương số 2, cầu Nại; khu vực đường Nguyễn Văn Cừ; khu vực đường Nguyễn Sơn; khu vực đường Trường Thi; khu vực đường Nguyễn Thái Học; khu vực đường Lê Nin và đường Xô viết Nghệ Tĩnh; khu vực các xóm 13a, 13b, 14, 15 xã Nghi Kim; khu vực các xóm 1,2,3 xã Nghi Kim; khu vực chợ Vinh; khu vực đường Đặng Thái Thân; khu vực chợ Hưng Dũng; khu vực đường Phong Định Cảng; phía Tây Nam Ga Vinh thuộc phường Đông Vĩnh…
Nguyên nhân chủ yếu gây ngập úng tại các khu vực nêu trên là do:
Thứ nhất, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết ngày càng khó lường; các trận mưa vào mùa mưa lũ thường liên tục, kéo dài và lượng mưa lớn hơn so với trước đây.
Thứ hai, ảnh hưởng tốc độ đô thị hóa nên các khu khu vực ruộng đồng trũng, trước đây là những vùng chứa nước đã bị san lấp nền xây dựng với cao độ quy hoạch cao hơn cao độ các khu dân cư hiện hữu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã có nên các khu dân cư hiện hữu từ chỗ có cao độ nền cao hơn để thoát nước ra đồng ruộng trở thành khu vực có cao độ nền thấp hơn và thành khu vực trũng, nước không thoát ra ngoài được.
Thứ hai, ảnh hưởng tốc độ đô thị hóa nên các khu khu vực ruộng đồng trũng, trước đây là những vùng chứa nước đã bị san lấp nền xây dựng với cao độ quy hoạch cao hơn cao độ các khu dân cư hiện hữu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã có nên các khu dân cư hiện hữu từ chỗ có cao độ nền cao hơn để thoát nước ra đồng ruộng trở thành khu vực có cao độ nền thấp hơn và thành khu vực trũng, nước không thoát ra ngoài được.
Đối với các khu đô thị mới bị ngập cục bộ là do các chủ đầu tư chưa thực hiện đấu nối vào hệ thống mương thoát nước của thành phố và có đấu nối thì khẩu độ mương, cống quá nhỏ như Khu đô thị Handico Vinh Tân đấu nối vào âu chứa nước trạm bơm Cầu Đen.
Mặt khác, trong thời gian qua do biện pháp thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố của các nhà thầu xây dựng nên rác thải xây dựng, nước bê tông xi măng, cát, sỏi,… đã rơi, chảy xuống gây tắc nghẽn mương, cống và ý thức bảo vệ kênh mương thủy lợi. Một bộ phận trong nhân dân ý thức chưa tốt, như đắp gờ chắn lên xuống vỉa hè; đổ đất, cát vào các miệng giếng thu, hố ga; vứt rác bừa bãi;… đã gây ách tắc dòng chảy dẫn tới ngập úng cục bộ.
Trong thời gian qua, để cải tạo cảnh quan đô thị và giảm thiểu mùi hôi của hệ thống mương thoát nước chính cấp 1, nên thành phố đã đậy nắp đan bê tông làm giảm khả năng thu nước; khoảng cách bố trí giếng thu, hố ga hơi xa (50m/1 hố) và cấu tạo của giếng thu ngăn mùi chưa đảm bảo kỹ thuật nên việc thu nước và tốc độ thoát nước bị giảm. hệ thống trạm bơm có dấu hiệu quá tải…
Trong thời gian qua, để cải tạo cảnh quan đô thị và giảm thiểu mùi hôi của hệ thống mương thoát nước chính cấp 1, nên thành phố đã đậy nắp đan bê tông làm giảm khả năng thu nước; khoảng cách bố trí giếng thu, hố ga hơi xa (50m/1 hố) và cấu tạo của giếng thu ngăn mùi chưa đảm bảo kỹ thuật nên việc thu nước và tốc độ thoát nước bị giảm. hệ thống trạm bơm có dấu hiệu quá tải…
Thứ tư, Ngân sách thành phố hạn hẹp nên chưa đầu tư được đồng bộ, đáp ứng quy mô, công suất cho các công trình trị thủy của thành phố.
P.V: Trước tình hình ngập lụt vẫn xảy ra, thành phố sẽ xử lý gấp các điểm ngập lụt thế nào trong mùa mưa năm nay và các năm tiếp theo?
Đồng chí Trần Quang Lâm: Để xử lý các điểm ngập lụt cục bộ trong mùa mưa năm nay và các năm tiếp theo, sau đợt bão số 5, ngày 01/10/2020, UBND thành phố đã tổ chức đánh giá hiện trạng và họp bàn các giải pháp xử lý. Qua đó đã đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài.
Về lâu dài thành phố sẽ lập dự án hệ thống thoát nước tổng thể (lập hệ thống bản đồ công trình ngầm; hệ thống công trình chống ngập úng;…) để phân kỳ đầu tư dựa trên kết quả mô hình thủy lực thành phố Vinh kết hợp thủy văn lưu vực sông Lam đang được đơn vị tư vấn quốc tế thực hiện và chương trình thoát nước do Tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ.
Đồng chí Trần Quang Lâm: Để xử lý các điểm ngập lụt cục bộ trong mùa mưa năm nay và các năm tiếp theo, sau đợt bão số 5, ngày 01/10/2020, UBND thành phố đã tổ chức đánh giá hiện trạng và họp bàn các giải pháp xử lý. Qua đó đã đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài.
Về lâu dài thành phố sẽ lập dự án hệ thống thoát nước tổng thể (lập hệ thống bản đồ công trình ngầm; hệ thống công trình chống ngập úng;…) để phân kỳ đầu tư dựa trên kết quả mô hình thủy lực thành phố Vinh kết hợp thủy văn lưu vực sông Lam đang được đơn vị tư vấn quốc tế thực hiện và chương trình thoát nước do Tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ.
Trước mắt, thành phố sẽ tập trung nguồn lực để ưu tiên xử lý ngập úng tại các điểm cục bộ bằng cách bổ sung các tuyến mương kết nối, bổ sung giếng thu, hố ga chống ngập (sử dụng giếng thu hàm ếch truyền thống ở những đoạn đường phố không có nhà dân); giải quyết các nút thắt cổ chai, nạo vét kênh mương; bố trí và xây dựng mới hệ thống mương, cống ngang đường để chia bớt lượng nước của các tuyến đường có chiều dài quá lớn như đường Lê Nin, đường Trường Thi và đường Nguyễn Văn Cừ… Trong đó bố trí ngay nguồn vốn sự nghiệp kiến thiết thị chính để xử lý khu vực cầu Nại, mương số 2 và đường Nguyễn Văn Cừ.
Thành phố giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã bố trí lực lượng xung kích để thu gom rác, cành lá cây, khơi thông dòng chảy trước các trận mưa lớn (3-4 người trên 1 tuyến đường hay ngập)…
Tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia chống ngập úng thành phố như không đắp các gờ lên xuống vỉa hè gây chắn dòng chảy của đan rãnh; không vứt rác bừa bãi, không đổ đất cát xuống hố ga, giếng thu và cùng tham gia vớt rác, cành lá cây trước các trận mưa lớn với lực lượng của các phường, xã.
P.V: Đồng chí có thể nhận định về năng lực chống ngập úng của thành phố trong vài năm tới?
Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ của tỉnh và các sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh, hy vọng công tác phòng chống ngập úng trên địa bàn thành phố Vinh từng bước được cải thiện.
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!