Lãnh đạo thành phố Vinh cho biết: Trong thành phố có nhiều tuyến phố có thể xây dựng tuyến phố đi bộ, tuy nhiên thành phố lựa chọn 4 tuyến phố này bởi khả năng liên kết được các khu vực trung tâm để tạo thành chuỗi hoạt động về đêm, từ đó tạo nên sản phẩm du lịch có sức thu hút lớn.
Bên cạnh đó các tuyến phố đi bộ phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và hài hòa lợi ích về văn hóa, kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, các hộ kinh doanh, người dân trong và ngoài khu vực tuyến phố đi bộ.
Ngoài ra các tuyến phố phải đảm bảo phân luồng giao thông hợp lý, bố trí các điểm giữ xe phục vụ du khách, nhân dân; ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân sống trong khu vực và giải quyết các vấn đề về ách tắc giao thông trên các tuyến đường. 4 tuyến phố trên liên kết với nhau tạo thành vòng tròn có thể đan xen vừa tạo cảm giác sôi động, khám phá, thư thái…cho du khách.
Thuận lợi nữa của các tuyến phố này là đã có một số cơ sở dịch vụ (cửa hàng quần áo, ăn uống), vị trí trung tâm Thành phố, xung quanh có nhiều khách sạn, cơ quan lớn, gần quảng trường Hồ Chí Minh; Có thể bố trí bãi đậu xe ở Nhà Văn hóa lao động, khách sạn Giao tế, Quảng Trường Hồ Chí Minh.
Tuyến có 40 đơn vị hành chính, cơ sở, hộ kinh doanh, trong đó có 7 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 4 cơ sở, hộ kinh doanh tạp hóa (bánh, kẹo, sữa), 11 cơ sở kinh doanh thời trang, 4 cơ sở dịch vụ làm đẹp (gội đầu, cắt tóc, massa, xăm nghệ thuật...), 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (tranh ảnh nghệ thuật, hiệu chụp ảnh, sim thẻ điện thoại, bức trướng, hoa tươi).
Ngoài vị trí trung tâm, đây là một trong những tuyến phố đẹp nhất thành phố Vinh hiện nay, ngay cạnh quảng trường Hồ Chí Minh, được trang hoàng đèn Led, có thể kết hợp bố trí các loại hình dịch vụ, tạo thành một quần thể. Khách du lịch vừa có thể tham quan quảng trường, vừa tham gia các hoạt động tại phố đi bộ các khu vực xung quanh. Mặt đường, vỉa hè rộng có thể tổ chức được nhiều hoạt động văn hóa.
Tuyến phố Nguyễn Văn Cừ (từ ngã 3 đường Hồ Tùng Mậu đến ngã tư đường Lê Hồng Phong):
Qua khảo sát có 129 đơn vị hành chính, cơ sở, hộ kinh doanh trên tuyến đường, các nhà mặt tiền đều tổ chức kinh doanh, các ngành hàng phục vụ vui chơi, ăn uống. Ở đây có 35 cơ sở kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí (karaoke, bi a), 2 cơ sở dịch vụ làm đẹp (gội đầu, cắt tóc, massa...), 7 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (hoa tươi, giao hàng nhanh, phòng khám, đồ trang trí…)
Cũng như tuyến Hồ Tùng Mậu, ngay cạnh quảng trường Hồ Chí Minh, có thể kết nối tạo thành quần thể dịch vụ, hoạt động văn hóa, văn nghệ…
Tuyến đường Nguyễn Tài (điểm đầu giao nhau với đường Hồ Tùng Mậu, điểm cuối giao nhau với đường Nguyễn Văn Cừ):
Trên tuyến có 50 nhà mặt tiền trên tuyến đường trong đó có 37 nhà ở của người dân và 13 doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhỏ lẻ, trong đó có 8 cơ sở dịch vụ ăn uống, 3 cơ sở kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, 4 quán ăn vặt.
Thực trạng tuyến đường Nguyễn Trung Ngạn nối với ngõ số 2 đường Nguyễn Trung Ngạn, điểm cuối giao nhau đường Nguyễn Văn Cừ có chiều dài tuyến đường 200 m, lòng đường rộng 8m, vỉa hè rộng 2m.
Trên tuyến có 28 nhà mặt tiền trên tuyến đường trong đó có 17 cơ sở kinh doanh, còn lại là nhà ở của người dân. Các hoạt động kinh doanh ở đây là ăn uống, tạp hóa, vật tư y tế, karaoke, khách sạn, rửa xe, điện tử, cắt tóc,…