Trám đen là loại cây thân gỗ mọc tự nhiên, những năm gần đây loài cây này đụoc nhiều người dân Thanh Chương nhân rộng
Trám Thanh Chương là loài thân gỗ mọc tự nhiên, những năm gần đây loài cây này được nhiều người dân Thanh Chương áp dụng khoa học kỹ thuật nhân rộng trên diện tích vườn đồi. Ảnh: Lâm Tùng
Quả trám nói chung và trám đen nói riêng đã trở thành đặc sản nổi tiếng của huyện Thanh Chương, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Lâm Tùng

Vài năm trở lại đây, nhờ đưa khoa học và công nghệ tác động vào khâu bảo quản, chế biến trám khô và trám muối, quả trám ở Thanh Chương đã "chu du" khắp trong Nam ngoài Bắc để đến với người tiêu dùng. Giá trị sản phẩm cũng chính vì thế cao gấp 3 lần so với trước đây và diện tích trồng trám cũng đang được mở rộng. Trong ảnh: Giới thiệu về quy trình chế biến trám đen. Ảnh: Mai Hoa

Tại huyện Thanh Chương, cây trồng có múi cũng đang là thế mạnh của địa phương. Trong đó các loại cam V2, Xã Đoài đạt diện tích gần 500 ha. Ảnh: Mai Hoa
Cùng với cây cam, trên đồng đất Thanh Chương hiện có gần 100 ha bưởi Diễn gắn với phục tráng và xây dựng thương hiệu giống bưởi bản địa Thanh Mỹ có chất lượng ngon, ngọt. Ảnh: Mai Hoa
Trên diện tích đất màu, ngoài các nông sản như: lạc, ngô, đỗ, nông dân Thanh Chương đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 500 ha sang sản xuất rau màu. Ảnh: Mai Hoa - Hữu Thịnh
Thanh Chương có diện tích và sản lượng chè lớn nhất tỉnh với 4.500 ha. Đây không chỉ là cây trồng giảm nghèo mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Mai Hoa
Hiện nay, cây chè Thanh Chương được đầu tư theo chuỗi giá trị từ trồng, chế biến, tiêu thụ, nhờ vậy đã tạo nên thương hiệu chè Thanh Chương. Trong ảnh: Cán bộ huyện Thanh Chương giới thiệu vể sản phẩm chè cao cấp Thanh Chương. Ảnh: Đức Anh
Toàn huyện Thanh Chương hiện có 8.500 ha lúa, trong đó có 15% diện tích lúa thuần và 75% diện tích lúa lai có năng suất, khả năng kháng sâu bệnh tốt và chất lượng gạo ngon như Thái Duyên 111, VT404; Phú Ưu 978... Ảnh: Mai Hoa