(Baonghean.vn) - Sáng 05/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh có cuộc làm việc với Sở Công Thương về việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Ban thông qua cuộc giám sát công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được thực hiện trong năm 2013.

images1406238_a3.jpgQuang cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo của Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh về triển khai thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Ban Pháp chế, thời gian qua Sở Công Thương đã chỉ đạo tăng cường nhiều giải pháp tích cực trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Xác định rõ các địa bàn, nhóm hàng, lĩnh vực trọng điểm để tập trung đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Các nhóm hàng gồm: thực phẩm, xăng dầu, khoáng sản, đường, sữa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, rượu, mỹ phẩm... Lĩnh vực được tập trung gồm: hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng không đảm bảo về an toàn thực phẩm.

Ông Trần Đăng Ninh - Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh báo cáo việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Ban Pháp chế của ngành.

Sở cũng tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 6062/QĐ-UBND, ngày 15/12/2013 về quy chế trách nhiệm và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cũng đã chủ động xây dựng, ký kết quy chế phối hợp với các lực lượng, ngành chức năng nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát đối với công tác này.

Ông Nguyễn Văn Huy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, thành viên đoàn giám sát nêu vấn đề quản lý giá cả đối với các lọai hình kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Hiện tại, Nghệ An không còn là điểm nóng về buôn lậu và không có các tụ điểm, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh buôn bán hàng giả quy mô lớn. Dự báo trong thời gian tới, khi nền kinh tế hội nhập ASEAN, kèm theo giảm thuế suất, tình hình buôn lậu sẽ tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, vấn đề nổi lên hiện nay là tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; giá cả, bình ổn thị trường đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế và tiêu dùng, sức khỏe của người dân. Khó khăn lớn nhất hiện nay là lực lượng quản lý thị trường mỏng; công tác phối hợp giữa các ngành chưa thực sự hiệu quả; vai trò của chính quyền, nhất là cấp cơ sở, các hiệp hội và doanh nghiệp bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng làm giả sản phẩm, thương hiệu chưa thật sự kiên quyết. Phương tiện và công cụ hỗ trợ, cơ sở pháp lý còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, xử lý các trường hợp vi phạm.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tiếp tục nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời, từ đó tham mưu và có chiến lược, kế hoạch để đủ động đấu tranh. Đồng thời quan tâm thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Ban Pháp chế, rà soát việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng, các ngành để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. 

Mai Hoa

TIN LIÊN QUAN