Giai đoạn 1 sẽ sáp nhập 8 xã, bao gồm: Nghĩa Đồng và Nghĩa Thái, Nghĩa Hợp và Nghĩa Bình, Tân Xuân và Tân Phú, Nghĩa Hoàn với Tân Long.
Hiện các xã, thị trấn trên địa bàn đang xây dựng phương án sáp nhập về bố trí cán bộ cũng như khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất.
Ông Đoàn Tử Nghĩa - Trưởng phòng Nội vụ huyện Tân Kỳ cho biết: Việc sáp nhập các xã, thị trấn là chủ trương lớn, huyện Tân Kỳ cũng như các địa phương khác đang tiến hành thận trọng từ thôn, xóm đến xã. Khuôn viên rộng lớn của UBND xã Tân Long. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Hoàng Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết: Trước mắt, huyện tập trung công tác sáp nhập gồm cả công tác cán bộ, biên chế, đến cả thôn, xóm, bản, sau đó là sáp nhập xã. Năm 2018 huyện đã chỉ đạo các xã sáp nhập, giảm 93 thôn, xóm, bản. Năm 2019, tiếp tục chỉ đạo 5 xã và thị trấn còn lại thực hiện việc sáp nhập thôn, xóm, bản.
Sau khi hoàn thành việc sáp nhập xóm, huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các bước để sáp nhập xã như đề án.
Để tránh lãng phí các công trình trụ sở sau sáp nhập, huyện sẽ có giải pháp sử dụng một cách tối ưu, hợp lý nhất, có thể dùng làm trường học, trạm y tế... hoặc khu hành chính phụ.
Huyện đang chỉ đạo các địa phương chuẩn bị xây dựng trụ sở mới sẽ phải tạm dừng thi công để chờ lộ trình sáp nhập./.