Su-30 với các phiên bản đang chứng đã tỏ được giá trị của mình và trở thành một trong những chiếc máy bay hiện đại nhất ngày nay.

Với khả năng đổi hướng đột ngột nhanh chóng khi đang bay với gia tốc lớn đã làm chiếc máy bay tiêm kích của Nga Su-30 trở thành một trong những chiếc máy bay hiện đại nhất.

Các phi công quân sự của Ấn Độ, Algeria, Malaysia, Kazakhastan và Nga đều cho rằng, không có loại máy bay nào hoàn hảo hơn tiêm kích Su-30.

Chúng là “thủ lĩnh trên bầu trời” hiện nay.

images1825791_tai_sao_su30_tro_thanh_tiem_kich_hien_dai_15638515.jpgSu-30 của Không quân Nga.

Khả năng của Su-30 đã được chứng minh trong thực tế. Khả năng thực tế và đặc điểm kỹ thuật của Su-30 vượt trội đáng kể so với Su-27 (Su-30 được tạo ra trên cơ sở của Su-27) và được coi là một trong những máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới.

Chúng trở thành chiếc máy bay đầu tiên có được khả năng siêu cơ động tích hợp cấu hình khí động học tối ưu.

Trên Su-30 có hệ thống điều khiển vector lực đẩy của động cơ AL-31FP và hệ thống điều khiển cánh mũi linh động để đảm bảo khả năng điều khiển bay ở góc tấn cao.

Ngoài ra, với hệ thống radar mới “Bars” cho phép người lái có khả năng sử dụng không chỉ vũ khí ngắm mục tiêu ở tầm xa mà còn cùng lúc tấn công 2 mục tiêu trên không và mặt đất. Tất cả những tính năng này được thể hiện rõ nét trên phiên bản Su-30MKI.

Trong chương trình cuộc tập trận giữa Ấn Độ và Mỹ mang tên Cope India 2004, máy bay tiêm kích Su-30MKI đã có dịp so tài với máy bay tiêm kích nổi tiếng F-15C.

Theo các phương tiện truyền thông của Ấn Độ và Hoa Kỳ, phần lớn các phi công của Ấn Độ đã đánh bại các phi công của Mỹ trong cuộc chiến giả định. Sau đó máy bay chiến đấu Su-30MKI còn “đánh bại tay đôi” với máy bay tiêm kích nổi tiếng F-16 của Không quân Singapo do Mỹ chế tạo. 

Trong cuộc tập trận Cope India 2005 những phi công của Ấn Độ trên chiếc máy bay Su-30MKI một lần nữa giành chiến thắng trước máy bay F-16C, do các phi công Mỹ điều khiển.

Vào tháng 7 và tháng 8/2008 tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ đã cùng với những máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ và Pháp cùng tham gia cuộc tập trận chung quốc tến mang tên Red Flag.

Và kết quả cũng như các lần trước phần thắng luôn thuộc về Su-30MKI. Đến tháng 8/2015 trong cuộc tập trận Indradanush Su-30MKI tiếp tục “đánh bại”  máy bay Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh.

Máy bay Su-30SM của Nga không tham gia vào cuộc tập trận chung quốc tế. Chúng tham gia đầu tiên trong các đợt không kích ở Syria, hiệu quả đạt được chưa được công bố.

Tuy nhiên theo đánh giá bước đầu của Bộ quốc phòng Nga và Syria, Su-30SM không làm người Nga thất vọng. Hiện nay Lực lượng hàng không vũ trụ Nga có khoảng 110 chiếc máy bay loại này, trở thành lượng máy bay chiến đấu lớn nhất trong Không quân Nga.

Astana đã mua Su-30SM và Không quân Kazakhstan trong thời gian tới sẽ tăng phi đội máy bay chiến đấu Su-30SM lên ít nhất 24 chiếc. Tương tự Bộ Quốc phòng Belarus cũng đặt mua chúng.

Đặc biệt trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran Hossein Dehgans ở Moscow, ông đã tuyên bố rằng, Iran muốn nhận được từ Nga không chỉ là những chiếc máy bay tiêm kích mà còn là giấy phép sản xuất chúng.

Ngoài ra, Ấn Độ lên kế hoạch đến 2018 sẽ có khoảng 14 phi đội Su-30 với số lượng máy bay khoảng 272 chiếc.

Ấn Độ được biết đến là quốc gia mua chủ yếu Su-30MKI và là đất nước đang đầu tư phát triển mạnh loại máy bay này. Thời gian qua New Delhi đang tích cực nghiên cứu để tích hợp siêu tên lửa hành trình BrahMos trên máy bay tiêm kích. Hôm qua 14/2, ngày đầu mở cửa triển lãm vũ khí và kỹ thuật Aero India 2017 ở Bangalore, Su-30MKI sẽ được trưng bày với tên lửa loại này.

BrahMos được biết là một trong những kết quả thành công nhất trong những dự án hợp tác chung giữa Nga và Ấn Độ. Loại tên lửa này được thiết kế dựa trên cơ sở của tên lửa hành trình chống tàu “Yakhont” của Nga.

Những ưu điểm của Su-30 đang đưa chúng trở nên phổ biến và xuất hiện trong lực lượng Không quân của rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN