60 quốc gia lưu trữ vàng ở Hoa Kỳ
Mong muốn của các ngân hàng trung ương tích lũy thêm vàng là điều dễ hiểu. Đây là tài sản duy nhất trên thế giới không có rủi ro vốn có về tiền tệ. Hiện nay vấn đề địa chính trị đã nổi lên hàng đầu, chiến tranh thương mại bùng nổ, các nhà kinh tế chờ đợi sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, dự đoán một tương lai mơ hồ cho đồng đô la và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy các thỏi vàng trở nên rất hữu ích.
Vàng được lưu trữ gần thị trường tiêu thụ để giảm chi phí vận chuyển, giá rất cao đối với kim loại quý, do phí bảo hiểm đắt đỏ. Chi phí hàng triệu đô la để vận chuyển vàng dự trữ chỉ được quyết định trong tình huống khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị.
Theo Kho bạc Hoa Kỳ, tại Fort Knox và các kho lưu trữ khác hiện đang lưu giữ 261 triệu ounce vàng. Nhưng cuộc kiểm toán được thực hiện lần cuối cùng vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước. Và tất cả các nỗ lực để bắt đầu một cuộc kiểm toán mới đã bị quốc hội ngăn lại.
Có ý kiến cho rằng người Mỹ đã lợi dụng vàng của nước khác cho mục đích riêng: họ cho các ngân hàng thuê lại và hoạt động trên thị trường để kiểm soát giá cả kim loại quý.
Trong mối liên hệ này, một câu hỏi hợp lý đã nảy sinh: Washington có sẵn sàng trả lại vàng không thuộc về Hoa Kỳ vào bất cứ lúc nào hay không? Để không gặp rủi ro, ngày càng có nhiều quốc gia đòi lại vàng dự trữ về nhà mình.
Làn sóng hồi hương vàng bắt đầu vào năm 2012, khi Venezuela tuyên bố lấy lại toàn bộ 160 tấn từ Hoa Kỳ với thời giá khoảng 9 tỷ đô la. Sau đó, Tổng thống Hugo Chavez nói: các thỏi vàng phải được khẩn trương chuyển về nước, nếu không chúng có thể trở thành con tin và công cụ gây áp lực của Washington.
Sáu năm sau, đó chính xác là những gì đã xảy ra. Vào tháng 10/11 năm ngoái, Ngân hàng Anh đã ngăn chặn việc chuyển số vàng trị giá 1,2 tỷ đô la về Venezuela. Theo báo cáo của Bloomberg, Washington đứng sau quyết định này.
Tại Amsterdam, họ giải thích: việc lưu trữ một nửa trữ lượng vàng ở một nơi là không khôn ngoan và không phù hợp. "Có lẽ điều này là hợp lý trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng không phải bây giờ", Ngân hàng Trung ương Hà Lan cho biết.
Các nhà phân tích chắc chắn rằng Hà Lan sẽ tiếp tục lấy lại vàng từ Mỹ để ít phụ thuộc hơn vào các hành động không thể đoán trước của Donald Trump.
Bundesbank của Đức cũng đòi lại vàng. Berlin bắt đầu từ năm 2012 chương trình hồi hương một phần trữ lượng vàng, được lưu trữ tại Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, 300 tấn kim loại quý đã được đưa trở lại kho bạc Bundesbank ở Frankfurt am Main.
Cuối cùng, vào tháng 4 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn tất việc chuyển về nước vàng dự trữ. Năm ngoái Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua lại 187 tấn, trở thành quốc gia mua kim loại quý lớn thứ hai trên thế giới sau Nga. Tổng cộng Ankara có 591 tấn vàng dự trữ (dữ liệu tính đến cuối tháng 12), 27,8 tấn đã được giao từ Mỹ và giữ trong một cơ sở lưu trữ địa phương.
Mất niềm tin
Dòng chảy vàng từ Hoa Kỳ tiếp tục gần như không bị gián đoạn. Những lý do rất rõ ràng: sự tăng trưởng lãi suất Fed, áp lực lên đồng euro và các loại tiền tệ khác, gia tăng rủi ro địa chính trị và các cuộc chiến thương mại do Washington phát động chống lại toàn thế giới.
Đối với Nga, không có gì phải lo lắng cả. Ngân hàng Trung ương lưu trữ vàng dự trữ ở trong nước. Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về thị trường tài chính, Anatoly Aksakov đã báo cáo vào năm ngoái.
"Không người nào có thể sờ tay vào vàng. Chúng tôi không tin tưởng giao vàng của mình cho bất kỳ ai", ông nhấn mạnh.