Tuyên bố này xuất hiện trong bối cảnh báo chí quốc tế đưa tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch trong vòng vài tháng rút về nước một nửa số quân Mỹ tại Afghanistan. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa xác nhận thông tin này.
Phóng viên Sputnik đã thảo luận vấn đề này với Tiến sĩ Joseph Fitsanakis, giáo sư về chính trị tại đại học Coastal Carolina ở South Carolina, Mỹ.
Tôi nghĩ rằng, việc rút quân, nếu nó thực sự xảy ra, sẽ có ảnh hưởng tối thiểu đến an ninh nội bộ của đất nước này. Điều đáng chú ý là, Afghanistan đang trong tình trạng an ninh nghiêm ngặt: Taliban đang kiểm soát khoảng 55-60% lãnh thổ đất nước. Hầu như mỗi ngày có tin về việc Taliban tấn công vào những cơ sở của chính phủ Afghanistan ở các thành phố lớn.
Hiện tại, sự hiện diện quân sự của Mỹ và liên minh quốc tế bị hạn chế; trên thực tế, sự hiện diện của họ chỉ mang tính biểu tượng và không có tác động đáng kể đến tình hình an ninh ở Afghanistan.
Liệu ông nghi ngờ tuyên bố của chính quyền Mỹ sắp rút quân khỏi Afghanistan?
Tôi xin nhắc nhở với các bạn rằng, các đại diện của chính quyền Mỹ chưa xác nhận thông tin đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ.
Cũng nên nhớ rằng, trong vài năm qua, chính quyền của Tổng thống Trump đã đưa ra nhiều tuyên bố mang tính tự phát và "không thể đoán trước".
Vì vậy, tại thời điểm này, đây chỉ là những thông tin trên báo chí; thông tin này chưa được xác nhận.
Liệu có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy Mỹ đang lên kế hoạch thực hiện động thái này?
Nội các Mỹ đang trong tình trạng hỗn loạn. Do đó, có khả năng trong mấy tuần tới, Tổng thống sẽ tập trung chú ý đến các vấn đề nội bộ của đất nước, và điều này sẽ tác động trực tiếp đến các kế hoạch và tham vọng liên quan đến các chính sách quốc tế.
Ngoài ra, Taliban vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức; phản ứng của họ đối với thông báo này vẫn chưa rõ.
Nếu trong tương lai gần ghi nhận những cuộc tấn công lớn của Taliban, tương tự như những gì đã xảy ra ở một số vùng của Afghanistan, Mỹ sẽ buộc phải ở lại.
Không có nghi ngờ rằng, chính phủ Afghanistan đang phải đối mặt với các vấn đề an ninh, nhưng, theo tôi, sự yếu kém của các cơ quan an ninh không nhất thiết liên quan đến bất kỳ sai sót quân sự nào.
Lực lượng an ninh Afghanistan vẫn còn yếu, còn thiếu biên chế; trong năm qua, khoảng 10 nghìn binh sĩ đã thiệt mạng trong các trận đánh, nhưng vấn đề chính là vấn đề chính trị.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đứng đầu một liên minh đang phải hứng chịu đấu đá nội bộ, và trong giới tinh hoa của Kabul có quy mô tham nhũng rất lớn.
Do đó, có thể nói rằng, chính phủ của đất nước này xa cách cuộc sống thường ngày của người dân Afghanistan. Chính sự xa cách giữa giới cầm quyền và người dân thường làm giảm sức hấp dẫn của chính phủ, kết quả là làm giảm khả năng quốc phòng.
Theo ông, điều gì đã khiến Tổng Thống Donald Trump có kế hoạch trong vòng vài tháng rút về nước một nửa số quân Mỹ tại Afghanistan như truyền thông đưa tin?
Tôi nghĩ rằng, tuyên bố này cho thấy rằng, phương pháp quân sự được Washington sử dụng như một giải pháp cho vấn đề an ninh ở Afghanistan đã không mang lại kết quả.
Trong 17 năm liền, liên minh do Mỹ đứng đầu cùng với các lực lượng của chính phủ Afghanistan chiến đấu chống Taliban, nhưng, hiện nay Taliban là mạnh hơn bao giờ hết.
Điều đáng chú ý là Tổng thống Trump không phải lúc nào cũng ủng hộ chính sách rút quân. Một năm trước, ông đã tuyên bố rằng Mỹ cam kết bảo vệ Afghanistan, giải phóng Afghanistan khỏi Taliban; kể từ khi ông nhậm chức tổng thống vào năm 2016, số binh sĩ Mỹ đã tăng lên từ khoảng 8.000 đến 14.000 người.
8 năm trước, vào năm 2010, ở Afghanistan đã hiện diện 100.000 binh sĩ Mỹ, nhưng tất cả những nỗ lực này đều là vô dụng. Nếu trong năm 2010, Mỹ không thể bảo đảm an ninh cho nước này với sự giúp đỡ của 100 nghìn quân nhân, thì tôi khó có thể tin rằng, một phần mười số quân có thể làm thay đổi tình hình.