Để đảm bảo định lượng rau xanh hàng ngày cho 720.000 bộ đội, TNXP trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, tiếp tế khó khăn, việc khai thác nguồn rau xanh tự nhiên là một hướng đi được Tổng cục Hậu cần xác định từ những ngày đầu "đi không dấu, nấu không khói". Năm 1963, giáo sư Từ Giấy và bác sỹ Vũ Văn Cẩn dẫn đầu đoàn công tác của Cục Quân lương cùng 11 đoàn công tác ta vào Trường Sơn nghiên cứu, tìm hiểu. Các đoàn đã điều tra được 620 loại rau, 433 loại quả, củ, hạt, 144 loại nấm, rong, rêu có thể ăn được. Trong đó có 79 loại để nấu canh chua, 125 loại củ quả, hạt ăn thay được gạo, 48 loại rau để làm gia vị, 79 loại thảo dược để xông, xoa, giải cảm, chữa bệnh ngoài da, kháng sinh thực vật, đắp vết thương (trong đó có 14 loại xếp vào loại đặc biệt quý hiếm). Cuốn "Sổ tay rau rừng" do bác sỹ Từ Giấy làm chủ biên đã khẩn trương ấn hành lần đầu (năm 1963) 16.000 bản. Cỡ sách được thu nhỏ 9x12cm để dễ bỏ túi. Mỗi loại rau củ, quả, rong, nấm đều có hình vẽ để dễ nhận, dễ biết. Cuốn sách được bổ sung tái bản hàng chục lần đã giúp cho bộ đội và TNXP trên tuyến đường thu hái được một nguồn dược liệu, rau rất lớn góp phầnnâng cao hệ số quân số khoẻ tham gia chiến đấu, mở đường vận tải hàng hoá.
Nguyễn Khắc Thuần