|
Tết ở Triều Tiên |
Năm mới của một vài nước châu Á dựa trên lịch Trung Quốc (lịch mặt trăng - mặt trời), thường trùng ngày nhau hoặc gần như trùng nhau, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ...
Cùng với 4 nước trên, Butan và Nepal cũng có tết rơi vào dịp tương tự. Ở Mông Cổ, Tết được gọi là Tsagaan Sar.
Lịch của các nước này thực ra không hoàn toàn là âm lịch, mà là âm dương lịch, vì dựa trên sự kết hợp của mặt trăng và mặt trời. Chu kỳ mặt trăng là khoảng 29,5 ngày. Để "đuổi kịp" với lịch mặt trời (Dương lịch), cứ vài năm một lần, người Trung Quốc xưa lại bổ sung thêm một tháng. Điều này cũng giống như việc bổ sung thêm một ngày vào năm nhuận. Đó là vì sao Tết lại rơi vào các ngày khác nhau qua các năm.
Các nền văn hoá khác thì sử dụng các phương pháp hoàn toàn khác để xác định năm mới của mình:
Năm mới đạo Hồi - Đây có thể là lễ kỷ niệm năm mới chính duy nhất dựa trên lịch mặt trăng (âm lịch) thuần tuý.
Năm mới Nhật Bản - Người Nhật từng dùng một lịch mặt trăng-mặt trời tương tự như lịch Trung Quốc. Nhưng điều này thay đổi vào ngày 1 tháng 1 năm 1873, khi lịch Gregorian (Dương lịch) được chọn dùng cho tất cả các mặt của đời sống.
Rosh Hashanah - Trong truyền thống của người Do Thái, Rosh Hashanah bắt đầu khi mặt trời lặn vào ngày thứ 29 của tháng Elul.
Năm mới của người Thái (Songkran) - Mặc dù lịch Thái truyền thống cũng là lịch mặt trăng-mặt trời, Tết Songkran lại được xác định hoàn toàn theo chu kỳ mặt trời, rơi vào 13 đến 15 tháng 4 Dương lịch hằng năm. Tết này cũng được tổ chức ở Lào, Campuchia, Myanmar
Theo Vnexpress