Thông thường, các sứ mệnh trên sao Hỏa tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên bề mặt hành tinh tại các địa điểm có dấu hiệu của nước cổ đại (một chỉ số đáng tin cậy về nơi tìm thấy sự sống trên Trái Đất).
Nhưng trong khi chưa có sự sống nào xuất hiện trên bề mặt Sao Hỏa, có thể có rất nhiều vi khuẩn đang nằm dưới lòng đất, theo nghiên cứu trình bày mới đây tại cuộc họp thường niên của Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU).
Thực tế, trong những thập kỷ gần đây, các cuộc thám hiểm dưới lòng đất trên Trái Đất đã phần nào tiết lộ cái gọi là sinh quyển sâu - một môi trường dưới bề mặt Trái Đất có rất nhiều vi sinh vật. Và các nhà khoa học nghi ngờ rằng một khu vực tương tự cũng có thể phát triển mạnh dưới bề mặt sao Hỏa.
Hàng tỷ năm trước, khi các hành tinh trong Hệ Mặt Trời “còn trẻ”, bề mặt sao Hỏa có vẻ khá giống với Trái Đất. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi sao Hỏa bị tác động bởi bức xạ mạnh từ vũ trụ khiến việc sinh tồn trên bề mặt hành tinh đỏ vô cùng khó khăn, nhà nghiên cứu Michalski cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng, sự sống xuất hiện lần đầu tiên trên Trái Đất khoảng 3,8 tỷ đến 3,9 tỷ năm trước. Có lẽ, sự sống nảy sinh trên sao Hỏa đồng thời đang hình thành giống như trên Trái Đất, nhưng chỉ thích nghi với sự sống dưới lòng đất.
Trong khi đó, sinh quyển sâu của Trái Đất lần đầu tiên được phát hiện chỉ khoảng 30 năm trước nhưng lại là phát hiện vô cùng quan trọng vì những vi sinh vật sống dưới sinh quyển sâu này chiếm gần một nửa tổng số sự sống trên hành tinh.
Nhà nghiên cứu Michalski khẳng định: "Chúng ta đang ở thời điểm mà nó thực sự là biên giới của việc hiểu" sinh quyển sâu "thực sự có ý nghĩa gì trên Trái đất và nó liên quan đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời của chúng ta như thế nào. Đó là một cửa sổ vào nguồn gốc của chúng ta”.
Hiện tại, trong quan điểm mới, các nhà khoa học cho rằng, tầng dưới của sao Hỏa là một nơi đặc biệt hứa hẹn để bắt đầu tìm kiếm các vi khuẩn ngoài Trái Đất bởi vì nó thậm chí còn dễ sống hơn đối với các vi sinh vật so với sinh quyển sâu của Trái Đất.
Đá dưới bề mặt trên sao Hỏa cũng xốp hơn trên Trái Đất - tạo ra các túi để trao đổi chất dinh dưỡng và khí - và lõi lạnh hơn của sao Hỏa cung cấp nhiệt độ dễ chịu hơn cho các vi khuẩn sống trong đá sâu, Michalski nói thêm.