Là xã nằm sát biển, Quỳnh Lập có đội tàu đánh bắt hải sản hơn 200 chiếc, trong đó có 150 chiếc có công suất từ 90 sức ngựa trở lên. Sản lượng đánh bắt năm 2017 của xã Quỳnh Lập đạt 32.500 tấn, đạt giá trị hơn 300 tỷ đồng. Ảnh: Nhật Lân Nhiều cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn nhưng hiện tại hệ thống mương thoát nước, xử lý, xả thải của xã Quỳnh Lập chưa đáp ứng được nhu cầu nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ. Ông Lê Văn Huynh, xóm Quyết Tâm cho biết, trước đây hệ thống mương thoát nước đã được xây dựng nhưng hoạt động không hiệu quả. Mỗi khi có mưa toàn bộ khu vực bị ngập úng. Ảnh: N.L Ngay bên bờ biển là một loạt doanh nghiệp chế biến hải sản có tác động trực tiếp đến môi trường. Tuy nhiên hệ thống thoát nước thải tại đây hoàn toàn bị tắc nghẽn. Ảnh: Đ.T Cận cảnh mương thoát nước ùn ứ gây mùi hôi thối. Ảnh: N.L Trước thực trạng trên, một số cơ sở sản xuất đã thuê người khơi thông mương máng, tìm cách thoát thải ra cửa sông Hoàng Mai. Ảnh: Đ.T Một số doanh nghiệp bỏ kinh phí thuê khơi thông, cải tạo hệ thống thoát thải nhưng do nằm ở vị trí trũng so với xung quanh nên thường xuyên dồn ứ, việc khắc phục như "ném đá ao bèo". Ảnh: N.L Địa phương cho đào xuyên đường để thông mương thoát nước thải ra cửa sông Hoàng Mai. Ảnh: Đ.T Chất thải sau khi được nạo vét mương cũng được đổ thẳng ra cửa sông. Ảnh: N.L Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại cửa sông Hoàng Mai. Ảnh: N.L Nước ven bờ thuộc sông Hoàng Mai ô nhiễm nặng. Ảnh: Đ.T Hiện nay ở xã Quỳnh Lập, các cơ sở chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp tục mọc lên, sức ép về môi trường càng trở nên phức tạp. Ảnh: N.L Người dân xã Quỳnh Lập mong muốn chính quyền địa phương sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hải sản có ý thức, xác định trách nhiệm trong vấn đề này. Ảnh: Đ.T