Theo các bác sĩ, sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút.

Dư luận đang băn khoăn vì sao 2 bệnh nhân (một nam, một nữ) bất ngờ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức ở số 219 đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do nghi sốc phản vệ. Vậy sốc phản vệ nguy hiểm như thế nào đến tính mạng của bệnh nhân và làm thế nào để tránh?

Theo các bác sĩ, sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút.

Nó tác động xấu đến rất nhiều hệ thống cơ quan của người bệnh cùng một lúc, kết quả do sự giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào. Rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây sốc phản vệ nhưng thường gặp nhất là các loại thuốc, thức ăn, hóa chất và nọc côn trùng.

images1784241_1.jpgẢnh minh họa.

BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) nhấn mạnh: “Sốc phản vệ là lĩnh vực mà tất cả các nhân y tế từ bác sĩ đến y tá đều phải nhớ kỹ và học thuộc. Đây là vấn đề căn bản của y khoa. Chúng tôi thường bắt nhân viên phải thường xuyên học thuộc mọi lúc mọi nơi”.

Theo ước tính có khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần sốc phản vệ (SPV) trong đời, riêng châu Âu là 4-5 trường hợp SPV/10.000 dân, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong của sốc phản vệ ước tính là 1%.

Theo Bệnh viện Bạch Mai, trong lĩnh vực y tế, tất cả các loại thuốc đều có thể gây gốc phản vệ và dẫn đến tử vong dù được đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào, thường gặp nhất là các kháng sinh nhóm beeta lactam, thuốc chống viêm giảm đau, vaccine, huyết thanh, thuốc cản quang có iod và một số thuốc gây tê, gây mê. Trong đó, tỷ lệ SPV của các loại thuốc là 37/100.000 bệnh nhân dùng thuốc. Sốc phản vệ do penicillin khoảng 10 – 50/100.000 liều dùng và tỷ lệ tử vong là 1- 2/100.000 liều điều trị.

Các nguyên nhân gây sốc phản vệ

Thuốc: Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. Thuốc nào cũng có thể gây dị ứng như: chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê… nhưng loại hay gặp nhất là các thuốc kháng sinh nhất là kháng sinh họ bêta lactam (penicllin, ampicilllin, amoxycillin)…

Thức ăn: Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.

Nọc côn trùng: Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn.

Triệu chứng:

Ngay sau khi tiếp xúc với di nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện cảm giác khác thường như: bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tiếp đó là xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan:

- Rét run

- Da, niêm mạc: mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, da tái lạnh, vã mồ hôi

- Tim mạch: mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt hoặc không đo được.

- Hô hấp: khó thở (hen, thanh quản), nghẹt thở.

- Đau quặn bụng, đại tiện không tự chủ.

- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê

- Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật

Cách xử lý sốc phản vệ:

Các chuyên gia y tế khuyến cáo ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…). Đồng thời, cho bệnh nhân nằm tại chỗ, ủ ấm, đầu thấp hơn chân, nằm nghiêng nếu có nôn. Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ phải dùng ngay lập tức. Chúng ta có thể tiêm bắp nhắc lại 3 lần với khoảng cách

Trong trường hợp nếu tình trạng sốc không được cải thiện sau 3 lần tiêm bắp, thiết lập ngay đường truyền adrenaline tĩnh mạch, liều khởi đẩu 0,1ug/kg/phút (khoảng 0,3mg/giờ ở người lớn), điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, đến liều tối đa 2-3mg/giờ cho người lớn. Tốt nhất nên truyền qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch, có thể dùng nhỏ giọt tĩnh mạch.

Dự phòng sốc phản vệ:

Theo chuyên gia chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, tử vong do sốc phản vệ gây ra, các thầy thuốc và các cơ sở y tế cần thực hiện một số yêu cầu như: khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân, lưu ý các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa hoặc sốc phản vệ do thuốc…

Thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng, ghi vào bệnh án hoặc số khám bệnh những thông tin khai thác về tiền sử dị ứng của người bệnh. Khi phát hiện người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với một loại thuốc hoặc di nguyên, thầy thuốc phải cấp cho người bệnh.

Phiếu theo dõi dị ứng ghi rõ thuốc và di nguyên gây dị ứng, nhắc người bệnh đưa phiếu này cho thầy thuốc mỗi khi khám bệnh…/.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN