Có những lúc bạn cần phải ghi nhớ rằng "kiên nhẫn là đức tính quan trọng nhất của con người".

Những sự cố không mong muốn có thể xảy đến với các thiết bị điện tử của bạn bất cứ lúc nào. Cầm điện thoại vào toilet và vô ý để rơi vào bồn rửa tay đầy nước (hoặc một cái gì đó "kinh dị" hơn)? Đổ chai nước trên bàn vào đôi tai nghe quý giá? Vào chiếc laptop đắt tiền?

images1876661_do_ca_phe.jpgKhông phải lúc nào đồ điện tử bị nước vào cũng có thể cứu được.

Không sao cả. Nhiều người chúng ta đều đã biết đến cách "sơ cứu": ngay lập tức rút điện/tắt thiết bị, tháo pin (nếu có thể), thấm hết nước, lau khô, phơi ra nơi khô ráo và/hoặc đặt vào túi gạo kín để hút ẩm.

Nhưng đáng tiếc rằng trong rất nhiều trường hợp, ngay cả khi người dùng đã thực hiện các bước "chuẩn" này, điện thoại, tai nghe vẫn "chết". Dĩ nhiên, không phải lúc nào đồ điện tử bị nước vào cũng có thể cứu được, nhưng rất, rất nhiều người đã và sẽ mắc phải một sai lầm căn bản khiến cho những chiếc điện thoại, tai nghe lẽ ra có thể cứu được cuối cùng lại "chết".

Điều bạn đã làm sai: Chờ đợi không đủ lâu. Có những người vì sốt ruột nên mang đồ điện tử của mình ra sấy, gây hư hại nặng tới các bộ phận như màng loa, micro hoặc pin lithium. Cần lưu ý rằng pin của các thiết bị điện tử khi phải tiếp xúc với nhiệt độ cao của máy sấy nếu nhẹ thì cũng bị tổn hại tuổi thọ, nếu nặng có thể phồng hoặc thậm chí phát nổ gây thương tích.

Nhưng phổ biến nhất là trường hợp người dùng cho vào túi gạo hoặc mang phơi nơi khô thoáng chỉ vài tiếng đồng hồ là đã bật lại thiết bị để kiểm tra. Chúng tôi hiểu sự sốt ruột của bạn - ai cũng có thể hình dung được cảm giác thấp thỏm khi vừa làm rơi đồ của mình vào nước. Nhưng nếu vẫn còn nước bên trong, điện thoại, tai nghe chắc chắn sẽ bị hư hại nặng hơn khi bật lên. Lúc này, 90% là không thể cứu được nữa.

Hãy kiên nhẫn để đồ vật xấu số của bạn trong thùng gạo hoặc trong tủ hút ẩm ít nhất là 1hay thậm chí là 2 ngày để chắc ăn.

Lời khuyên ở đây là hãy kiên nhẫn để đồ vật xấu số của bạn trong thùng gạo hoặc trong tủ hút ẩm ít nhất là 1 ngày hay thậm chí là 2 ngày để chắc ăn. Chờ đợi thêm 1 ngày để đảm bảo chiếc điện thoại yêu quý của mình không bị chết, vẫn là xứng đáng chứ?

Vậy trong trường hợp nào thì bạn không cần kiên nhẫn? Câu trả lời là khi bạn lỡ làm đổ nước canh, nước tăng lực hoặc bất cứ loại chất lỏng nào có muối/các chất bào mòn khác. Nếu tình huống này xảy ra, bạn cần nhanh chóng tắt máy, vẩy và lau khô hết chất lỏng rồi nhanh chóng mang tới cửa hàng sửa chữa.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN