"Tôi nghe nói quả và lá quất hồng bì có tác dụng giải cảm và chữa ho. Xin hỏi có đúng không? Cách dùng như thế nào?".

Quất hồng bì còn có tên gọi là hoàng bì, quất bì, thuộc họ cam quýt. Ở nước ta, quất hồng bì được trồng nhiều ở miền Trung và miền Bắc, là loại cây thân gỗ cao 3-5 m. Dân gian dùng toàn cây làm thuốc.

Lá quất hồng bì có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải cảm, hạ sốt, giảm ho. Hạt và vỏ rễ cây có vị đắng, tính ấm, lợi tiêu hóa. Quả có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ho, long đờm.

Khi dùng quất hồng bì làm thuốc, người ta thường dùng kết hợp với một số vị thuốc khác như khổ luyện tử, hòe hoa, rễ sử quân... Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ, lấy thân hoặc rễ cây hồng bì kết hợp với rễ sử quân, quả khế chua (mỗi thứ 20 g), sao vàng, sắc uống.

Chữa nấc: Dùng 15-20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật o­ng, hấp cách thủy, khi quả hồng chín, dầm nát pha nước uống.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống - NT