(Baonghean.vn)- Nằm ở độ cao gần 1000 so với mực nước biển, quần thể hơn 50 cây Samu dầu đứng sừng sững giữa đại ngàn Pù Mát.

» Lãnh án tù vì vào rừng chặt gỗ sa mu

 » Trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho quần thể 56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng

 » Rừng sa mu dầu chục người ôm không xuể ở miền Tây xứ Nghệ 

Phải mất 2 giờ đồng hồ đi từ trung tâm xã Châu Khê vào Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Choăng và di chuyển tiếp khoảng 18km nữa bằng xe máy để vào tiểu khu 808, bắt đầu hành trình khám phá quần thể sa mu dầu.
Vượt qua 30km từ trung tâm xã Châu Khê (Con Cuông) vào Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Choăng và di chuyển tiếp khoảng 18km nữa bằng xe máy để vào tiểu khu 808, hành trình khám phá quần thể sa mu dầu mới thực sự bắt đầu.  Ảnh: Thành Cường
Để xe máy lại giữa rừng, mọi người phải vượt qua những dốc núi dựng đứng, lội suối, phát cây đi hơn 2 giờ đồng hồ đường rừng mới chạm tay được vào cây sa mu đầu tiên. Ảnh: Thành Cường
Do chịu ít sự tác động của con người, những mảnh rừng ở đây gần như còn nguyên sơ, hệ thực vật phong phú, đa dạng,  từ những đám rêu, tảo đủ sắc xanh bám trên đá, trên thân cây; những loài nấm trắng, đỏ, cam, nâu…, muôn loại phong lan, cây leo, những rặng cây gỗ quý như de, dổi, táu mật, săng vì…  Ảnh: Thành Cường
Thi thoảng còn có thể gặp dấu chân của các loại động vật như hươi, nai, beo, mèo rừng … để lại trên đường đi. Ảnh: Thành Cường
Sau 2 tiếng đồng hồ trèo đèo lội suối, cây sa mu dầu hiên ngang sừng sững hiện ra trước mắt. Những cây sa mu dầu thuộc tiểu khu 808 này có chu vi từ khoảng 4.5-9m, cao từ 50-60m
Samu dầu (tiếng Thái gọi là cây Lông lênh) có tên khoa học là Cunninghamia konishii hayata thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), một số nơi còn gọi là cây ngọc am. Quần thể này có tuổi đời lên tới 500 năm. Ảnh: Thành Cường
Lá cây sa mu có dạng nhọn giống thanh giáo, có răng cưa rất sắc, gai lá xoắn, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu lá nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Gỗ sa mu có mùi thơm nhẹ, thớ gỗ thẳng, bền chống mối mọt tốt nên thường được đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An sử dụng làm nhà. Ảnh: Thành Cường
Theo hiện trạng bảo tồn quốc gia, sa mu dầu là loài sắp bị tuyệt chủng, nằm trong Danh sách các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Ở Nghệ An, sa mu dầu chỉ có ở VQG Pù Mát, Kỳ Sơn và KBTTN Pù Hoạt

Thành Cường