anh_15386413_11122018.jpgNga đang tìm cách thúc đẩy quyền lực của nước này tại châu Âu bằng dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: AP
Phát biểu với báo giới, ông Fannon nêu rõ: “Thông qua Dòng chảy phương Bắc 2, Nga tìm cách tăng cường đối trọng với phương Tây, trong khi cắt đứt Ukraine khỏi châu Âu”. Phát biểu này được ông Fannon đưa ra sau khi tới Đông Âu để thảo luận về các dự án có thể giúp châu Âu đa dạng hóa nguồn cung khí đốt tự nhiên.


Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự chỉ trích của cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Obama, bởi họ coi đây là công cụ chính trị giúp Nga củng cố quyền lực đối với châu Âu.

Hiện, phần lớn khí đốt mà châu Âu nhận được từ Nga đều vận chuyển qua đường ống đi qua Ukraine, với phí trung chuyển thu được lên tới hàng tỷ USD, tương đương 3% GDP Ukraine.

Nếu Dòng chảy phương Bắc 2, dự án nhằm mục đích đưa khí đốt từ Nga tới Tây Âu thông qua Biển Baltic, và dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, một đường ống chuyên chở khí đốt từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thiện thì điều này đồng nghĩa với việc doanh thu từ hoạt động trung chuyển sẽ biến mất.

Giới chỉ trích Dòng chảy phương Bắc 2 cho rằng, với dự án này, Nga có thể thâu tóm thị trường năng lượng châu Âu.

Tuy nhiên, trong tháng này, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định, nước này sẽ không từ bỏ sự ủng hộ chính trị đối với Dòng chảy phương Bắc 2 và nhấn mạnh, Thủ tướng Merkel đã nhận được lời cam kết từ Tổng thống Putin, cho phép tiếp tục trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine./.