Trước đó, trên trang Telegraph nổi tiếng của Anh (2010) đã đưa ra nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra 4.000 phụ nữ trong độ tuổi 25-65 với những mức độ hài lòng liên quan đến 12 lĩnh vực trong cuộc đời của họ (sự nghiệp, vẻ đẹp ngoại hình, mức độ hài lòng về bản thân, quan hệ xã hội, tình yêu, tình dục…). Kết quả cho thấy, tỷ lệ người phụ nữ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình và đạt được hạnh phúc nhất là ở trong độ tuổi 28 -29.

13113245_732018.jpgTheo lý giải của các nhà nghiên cứu, đó là thời điểm người phụ nữ có được cảm giác tự tin và hạnh phúc nhất về tình yêu, hình dạng cơ thể, có đời sống tình dục tốt nhất, chưa bị lo lắng về việc phát sinh tóc bạc, nếp nhăn trên da mặt; bắt đầu đầu cảm thấy có được sự an toàn trong công việc, có thu nhập, có mối quan hệ và có tình bạn thân thiết… Tất cả giúp họ tạo ra một điểm gọi là “tạm hoàn hảo” trong cuộc sống của người phụ nữ.
Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu này, quãng thời gian để có được cảm giác hạnh phúc này của phụ nữ kéo dài không lâu. Cho đến độ tuổi sau đó, có thể là từ ngoài 30, phụ nữ sẽ bắt đầu cảm thấy mình đang già nhanh hơn nam giới.
Sau độ tuổi 30, có khoảng 56% phụ nữ bắt đầu lo lắng về việc mất đi vẻ ngoài của họ khi ngày một nhiều tuổi hơn. Trung bình trong số họ sẽ chi khoảng 600 bảng mỗi năm, hoặc hơn 49 đô la một tháng cho các sản phẩm làm đẹp để có thể trông trẻ hơn; hoặc trung bình mỗi ngày họ sẽ mất khoảng 22 phút để lo lắng và chăm sóc cho sắc đẹp, sau đó là nỗi lo về sự thăng tiến, trách nhiệm với gia đình, con cái, bệnh tật, suy giảm trí nhớ, sự chung thủy…
Còn theo nghiên cứu mới nhất - cũng của Anh vừa được đăng tải trên Time - đó là cuộc khảo sát do các chuyên gia thuộc Cơ quan Y tế quốc gia thực hiện với hơn 8.000 người trưởng thành lại đưa ra một kết luận khác. Theo đó, khi đánh giá về sức khỏe tâm thần của giới nữ thì “phụ nữ hạnh phúc nhất sẽ là từ tuổi 85 trở đi”.


Theo chuyên gia Kate Lovett thuộc nhóm nghiên cứu, phụ nữ nhìn chung có thể kém hạnh phúc hơn đàn ông suốt một quãng thời gian dài là do họ luôn cảm thấy bị đè nặng bởi những trách nhiệm với gia đình. Do đó, phụ nữ dễ bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn so với đàn ông. Trong đó, vấn đề phổ biến liên quan đến sức khỏe tâm thần: 28% phụ nữ và 16% đàn ông từ 16 - 24 tuổi gặp các vấn đề tâm thần. Sự chênh lệch về tỷ lệ như trên thu hẹp theo tuổi tác khi 18% đàn ông và phụ nữ bị các vấn đề về tâm thần trong giai đoạn tuổi 25 – 34; và đến giai đoạn phụ nữ trong độ tuổi 45-54, lại có đến 24% bị gặp vấn đề về tâm thần… 

Tuy nhiên, những lo lắng, vất vả, bất an của phụ nữ sẽ lại có xu hướng giảm đi khi phụ nữ về già, lúc họ ở trong độ tuổi khoảng 85, khi con cái trưởng thành và họ không còn phải chịu trách nhiệm quá nhiều vì con cái hay gia đình nữa
Bà Gloria Hunniford: “Kể từ sau sinh nhật tuổi 70 đến giờ, tôi thấy mọi thứ của mình đều thay đổi. Tôi bắt đầu cảm thấy mình rất may mắn, hạnh phúc khi đạt được độ tuổi này có sức khỏe tốt - như nhiều người lớn tuổi. Tôi đã chuyển sang một chế độ ăn uống không đường. Tôi không cần phải lên kế hoạch cho cuộc sống của mình trong vài thập kỷ nữa. Thay vào đó, tôi luôn biết cách trân trọng từng ngày của mình. Khi bạn bắt đầu mất bạn bè và đồng nghiệp, đó là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng bạn sẽ không ở đây mãi mãi. Đó là lý do tại sao tôi yêu cuộc sống hơn. Tôi không còn làm việc vất vả hàng ngày nữa và tôi trân trọng sự tự do cho tôi thêm thời gian với những người thân yêu.

Đồng quan điểm với kết luận này, các nhà khoa học ở Nhật Bản cũng mới cho rằng “Khi người phụ nữ độ ở tuổi trên 90 mới thực sự cảm thấy hạnh phúc” - Đây là kết luận được đưa ra tại hội nghị chuyên đề về Lão khoa học tại Osaka.

Nghiên cứu được tiến hành ở Nhật Bản, có sự tham dự của các đại diện sắp xếp thành năm nhóm tuổi khác nhau.

Độ tuổi tối thiểu của những người tham gia là 70. Các chuyên gia tâm lý và y học đã xác định ở tuổi nào một người ở trong tâm trạng tốt nhất, hài lòng với mình nhất và kết quả được đánh giá trên một hệ thống điểm rất tỉ mỉ.

Tổng kết lại, những người ở lứa tuổi 70 đã ghi được 7,4 điểm, 80 tuổi - 8.2 điểm và điểm số cao nhất thuộc về những cụ ở lứa tuổi 90. Cũng trong độ tuổi này, các cụ bà nhận thấy mình hạnh phúc hơn so với các cụ ông.

Giáo sư Takeshi Nakagawa giải thích là: "Các cụ ông lệ thuộc vào sự đánh giá của công chúng về các hoạt động xã hội của mình nhiều hơn các cụ bà. Vì vậy, khi hoạt động xã hội của mình bị giảm sút, các cụ cảm thấy buồn”.

Theo ông, khi tuổi tác càng cao, dù là nam hay nữ, các cụ càng kiểm soát tốt hơn tâm trạng của mình và luôn tìm ra mặt tích cực của cuộc sống cho dù trong những tình huống rất khó khăn.