(Baonghean.vn) - Đan lát thường chỉ dành cho đàn ông, nhưng nay chị em phụ nữ người Mông ở bản Hợp Thành, xã Xá Lượng (Tương Dương) đã 'tranh' cánh mày râu để làm nghề này. 

 » Độc đáo chiếc 'tra khi' của người Mông
 

images2081101_1.jpgTrước đây đan bế (gùi) là công việc của đàn ông bản người Mông Hợp Thành. Nhưng từ khi bế bán được giá, có nhiều người tìm mua thì phụ nữ người Mông ở bản Hợp Thành "mon men" học nghề và "tranh" luôn công việc này của cánh đàn ông. Và bây giờ đây là nghề cho nguồn thu chính trong các gia đình bản Mông này. Ảnh: Đào Thọ
Chị Xồng Y Xê - một phụ nữ bản - cho biết, ngày trước chỉ có đàn ông trong nhà mới đan lát các vật dụng để phục vụ đời sống, thế nhưng khi hiểu được đây cũng là một cách để kiếm tiền thì chị em phụ nữ trong bản Hợp Thành đã mày mò học hỏi để làm. Ảnh: Đào Thọ
Công việc có vẻ nhàn hạ nhưng khi mới bắt đầu học đan rất khó khăn, để trở nên thuần thục cũng phải mất một thời gian dài. "Nghề này đòi hỏi sự miệt mài, tỉ mỉ rất hợp với phụ nữ người Mông chúng tôi vốn đã quen thêu thùa may vá" - chị Y Xê cho biết thêm. Ảnh: Đào Thọ
Một chiếc bế đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo màu sắc hài hòa, chắc chắn và cân đối từ trên xuống dưới. Ảnh: Đào Thọ
Mỗi tuần một phụ nữ người Mông ở Hợp Thành có thể đan được 3-4 chiếc bế và đưa lên chợ biên Việt - Lào để bán với giá 150 nghìn/chiếc. Ảnh: Đào Thọ
Chiếc bế là vật dụng không thể thiếu đối với phụ nữ Mông lúc ở nhà cũng như lúc lên nương rẫy. Mỗi chiếc bế có thời gian sử dụng 3-4 năm và "chở" theo bao nhiêu niềm vui nỗi buồn của họ trên đại ngàn xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN