Những kết quả nghiên cứu về màng cầu béo (MFGM) đóng vai trò quan trọng trong khoa học dinh dưỡng. Việc bổ sung MFGM vào sữa công thức có thể giúp thu hẹp khoảng cách về thành phần dinh dưỡng và chức năng của sữa bột so với sữa mẹ.

Giúp hỗ trợ phát triển nhận thức, trí não của trẻ

Màng cầu béo (Milk Fat Globule Membrane - MFGM) là lớp màng bao bọc quanh các chất béo được tiết ra từ tuyến sữa ở các loài động vật có vú. Đây là thành phần được tìm thấy trong sữa mẹ giúp hỗ trợ sự phát triển nhận thức, trí não của trẻ.

images1825562_ph_t_hi_n_m_i_v__m_ng_c_u_b_o_trong_s_a_58a3b08341e0b.jpgToàn bộ MFGM chỉ chiếm 2-6% kích thước giọt sữa béo nó bao bọc nhưng chúng rất quan trọng.

Toàn bộ MFGM chỉ chiếm 2-6% kích thước giọt sữa béo nó bao bọc nhưng chúng rất quan trọng vì cấu thành bởi các dưỡng chất tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể - thay vì chỉ cung cấp dưỡng chất để giải phóng thành năng lượng.

Với cấu trúc 3 lớp photpholipid cùng glycolipid, đạm (protein), glycoprotein, cholesterol và các chất béo khác, các nghiên cứu lâm sàng trong hơn 20 năm qua đã chỉ ra rằng MFGM có tác động đặc biệt trong việc hỗ trợtăng trưởng, phát triển của não bộ/hệ thần kinh trung ương và đường ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của đường ruột.

Trước hết, thành phần chất béo của MFGM có chứa nhiều photpholipid, glycosphingolipid và cholesterol. Photpholipid và sphingolipid đóng vai trò chủ yếu trong các tế bào thần kinh của não trong quá trình phát triển của thai nhi cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào thần kinh, sự biệt hóa và sự khớp nối các nơ-ron thần kinh trong năm đầu tiên của cuộc sống.

Ngoài các chất béo, lớp ngoài của MFGM chứa một số protein. Các phân tích đã cho biết ít nhất 191 loại protein khác nhau có trong MFGM sữa mẹ và số lượng tương đương trong các sữa bò được tinh chế. Trong đó, có đến 74 protein của MFGM rất được chú ý vì có nhiều chất trong đó đã được biết có hoạt tính sinh học và tốt cho sức khỏe. Gần một nửa các protein đã được xác định có chức năng dẫn truyền tín hiệu tế bào.

Các protein trong MFGM được glycosyl hóa còn có tác dụng hỗ trợ việc tiêu hóa và trong các nghiên cứu tiền lâm sàng còn chỉ ra đặc tính kháng khuẩn.

Thu hẹp khoảng cách giữa sữa bột và sữa mẹ

MFGM là thành phần quan trọng của sữa mẹ và có ích cho sự phát triển của trẻ nhưng từ lâu không có trong sữa công thức. Đó là lý khiến MFGM đang được bắt đầu tập trung chú ý và bổ sung vào sữa bột công thức.

Mặc dù còn những khác biệt, MFGM sữa bò nói chung thường chứa thành phần chất béo và chất đạm tương tự như MFGM của sữa mẹ. Do đó, việc bổ sung những dưỡng chất này vào sữa bột cho trẻ nhũ nhi sẽ là cơ hội cho việc xây dựng một công thức sữa gần giống hơn về thành phần và chức năng của sữa mẹ, đem lại những tiềm năng về lợi ích sức khỏe cho các trẻ bú bình.

Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra sự khác biệt của những trẻ dùng sữa bột có bổ sung MFGM so với những trẻ khác.

Nghiên cứu của Timby và cộng sự (đăng trên tạp chí Am J Clin Nutr, 2014) cho thấy việc nuôi dưỡng trẻ nhũ nhi bằng sữa bột bổ sung MFGM cho đến 6 tháng tuổi cho thấy sự cải thiện khả năng nhận thức khi trẻ ở 12 tháng so với nhóm đối chứng. Kết quả này tương đương với nhóm trẻ bú mẹ.

Một nghiên cứu khác của Timby và cộng sự (đăng trên tạp chí JPGN, 2015) đã chứng minh việc nuôi dưỡng trẻ nhũ nhi bằng sữa bột có bổ sung MFGM đến 6 tháng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa cấp. Nó cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và cần phải dùng thuốc hạ sốt trong giai đoạn dùng sữa có bổ sung MFGM.

Nhiều hợp chất trong MFGM ít nhiều bị mất trong quá trình chế biến sữa, tùy thuộc vào công nghệ. Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong công nghệ đã tạo điều kiện cho việc tách MFGM từ các giọt chất béo, cho phép bổ sung thêm MFGM sữa bò dưới dạng tinh chế.

Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên trẻ chứng minh việc sử dụng sữa bột bổ sung MFGM an toàn và không gây dị ứng. Việc bổ sung MFGM có tác dụng từ trẻ sinh non rất nhẹ cân đến trẻ bình thường, đến độ tuổi mầm non mẫu giáo. Đặc biệt, tác động đó còn kéo dài sau thời gian ngưng sử dụng.

Dinh dưỡng và sự phát triển ban đầu của trẻ

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng ở giai đoạn trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng thích hợp ở giai đoạn này không chỉ quan trọng sống còn đến sự phát triển, tăng trưởng của trẻ mà còn là cơ sở cho một cuộc sống khỏe mạnh sau này.

2-3 năm đầu đời là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất của trẻ. Cân nặng trẻ sẽ tăng gấp đôi trong 4-6 tháng sau khi sinh và tăng gấp ba trong năm đầu tiên (lên đến 10kg). Chiều cao trẻ tăng 50% trong năm đầu và tăng 75% sau 2 năm. Đây cũng là giai đoạn phát triển rất nhanh của hệ thần kinh. Trên thực tế, kích thước não bộ sẽ tăng gấp 3 lần trong hai năm đầu, đạt đến 85% cân nặng não của người trưởng thành.

Do đó, việc cung cấp cân bằng các dưỡng chất - chất đạm, chất bột đường, chất béo và các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) là rất quan trọng đối với sự phát triển ở giai đoạn ban đầu, giúp trẻ phát triển hết tiềm năng về sức khỏe và nhận thức khi lớn lên.

Theo vietnamnet

TIN LIÊN QUAN