Động đất vốn là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất đối với loài người, khi tổn thất mang lại cho con người là không sao kể hết.
Chưa dừng lại ở đó, theo một nghiên cứu mới nhất của Đại học Oregon State University (Hoa Kỳ) cho thấy, các cơn động đất lớn còn gây ra một chuỗi địa chấn các địa lục khác ngoài nơi bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, từ những dữ liệu từ hai trận động đất Lander (1992) và Delani (2002) tại Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi cơn động đất càng lớn (trên 5 độ Richer), phần rìa các mảnh kiến tạo có xu hướng dễ bị sang chấn hơnKết quả là cơn động đất sẽ dẫn đến sang chấn kế tiếp nhau ở nơi có khoảng cách rất xa so với động đất. Theo quan sát, tuy xảy ra ở bang Alaska, nhưng động đất Delani còn gây ra các trận rung động đáng kể ở vài điểm ở vùng Yellowstones, cách đó từ 1.300 - 3.200km.
Cường độ Richer càng lớn, các sang chấn tiếp diễn sẽ dễ xảy ra hơn. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ diễn ra sau đó 24 giờ, khiến nhiều người nhầm tưởng có nhiều cơn động đất diễn ra và không thể dự báo trước."Nghiên cứu đã đo lường chính xác và đưa ra câu trả lời mà giới địa chất đã rất vất vả tìm kiếm suốt bao năm qua"- giáo sư nông nghiệp và địa chất Robert O’Malley cho biết.
"Việc tìm hiểu kỹ hơn về tác động về sau của động đất sẽ giúp con người dự đoán và đề phòng các sang chấn ở nơi khác hiệu quả hơn"
Cũng theo O’Malley, nghiên cứu mới này cho thấy được khả năng dự báo thiên tai sẽ có tính chuẩn xác hơn trong tương lai. Và khi mọi thứ đã có thể đoán trước được, sự sống của rất nhiều người sẽ được cứu sống kịp thời trước những cơn dư chấn khủng khiếp sắp xảy ra.